THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NĂM 2019

Thúy Hường Lê 1,, Thị Thu Hiền Hoàng 1, Dương Cầm Nguyễn 1, Thị Thanh Thủy Phạm 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2019 và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sinh viên đi làm thêm. Phương pháp: nghiên cứu mô tả ngang qua khảo sát lấy ý kiến 1433 sinh Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm: 41.4%; Lý do chủ yếu khiến sinh viên đi làm thêm: thu nhập: 42.2%; khẳng định bản thân: 42.2%; Tận dụng thời gian rảnh rỗi; 6.1%; Rèn luyện kỹ năng làm việc; tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp hoặc tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: 1%-3,9%. Tính chất công việc làm thêm: Làm việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo: 18.9%; gia sư: 10.8%; tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp và phát tờ rơi: 21.1%; Bán hàng online: 22.9%; lao động thủ công đơn thuần: 14.2%; phục vụ nhà hàng ăn uống và khu vui chơi giải trí:12%; Thời gian làm thêm: dưới 4 giờ/ngày: 50.4%; 4 đến 6 giờ/ngày: 35.6%; 6-8 giờ/ngày 10.1%; Ảnh hưởng tới quá trình học tập và kết quả học tập từ đi làm thêm: 56.9%; Mong muốn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ khi đi làm thêm: 94.3 %

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vương Quốc Duy và cộng sự: “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ, 2015” Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. 40 (2015): 115-113.
2. Nguyễn Xuân Long (2009): “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Tâm lý học. số 9 (126), 9-2009.
3. Trần Thu Hương. Nữ sinh với việc làm thêm. Khoa tâm lý học, Trường Đại học KHXH và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
4. Đinh Thị Mỹ Lệ. Việc làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên duy tân.
5. HSBC Group. Education Market Reports 2018. Trends, Analysis & Statistics.‎