KHẢO SÁT SỨC NGHE CỦA BỆNH NHÂN HẬU COVID QUA THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN ÂM

Nguyễn Đức Vượng 1, Tô Quang Định 2,, Nguyễn Thị Kiều Thơ 1, Lâm Huyền Trân 1, Huỳnh Khắc Cường 3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Quốc tế Mỹ
3 Hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Trên 50 triệu chứng hậu Covid đã được ghi nhận, trong đó có nghe kém. Một số nghiên cứu trên Thế giới cho thấy Covid-19 có thể ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và gây ra các triệu chứng về thính học. Để tìm hiểu vấn đề này ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca. Đối tượng là các bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ, không có triệu chứng nghe kém trước khi nhiễm Covid, thực hiện khám tổng quát hậu Covid tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2022. Thính lực đồ đơn âm được thực hiện để khảo sát thính lực bệnh nhân ở các tần số khác nhau. Kết quả: 110 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu gồm 64.55% nữ 35.45% nam, có độ tuổi từ 15-64 với tuổi trung bình là 31.47 ± 9.37. 108 bệnh nhân có kết quả thính lực đồ đơn âm bình thường chiếm tỷ lệ 98.2%. 2 bệnh nhân có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ ở cả hai tai chiếm tỷ lệ 1.8%. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân mắc Covid mức độ nhẹ và không có triệu chứng nghe kém trong giai đoạn hậu Covid có kết quả đo thính lực đồ đơn âm hậu Covid bình thường. Cần xem xét sự cần thiết khi thực hiện thính lực đồ đơn âm để đánh giá sức nghe ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, et al. More Than 50 Long-Term Effects of COVID-19: A Systematic Review and Meta-Analysis. Research square. Mar 1 2021;doi: 10.21203/ rs.3.rs-266574/v1
2. Almufarrij I, Munro KJ. One year on: an updated systematic review of SARS-CoV-2, COVID-19 and audio-vestibular symptoms. International journal of audiology. Dec 2021;60(12): 935-945. doi:10.1080/ 14992027. 2021.1896793
3. Almishaal AA, Alrushaidan AA. Short- and Long-Term Self-Reported Audiovestibular Symptoms of SARS-CoV-2 Infection in Hospitalized and Nonhospitalized Patients. Audiology and Neurotology. 2022;doi: 10.1159/ 000521963
4. De Luca P, Scarpa A, Ralli M, et al. Auditory Disturbances and SARS-CoV-2 Infection: Brain Inflammation or Cochlear Affection? Systematic Review and Discussion of Potential Pathogenesis. Frontiers in neurology. 2021;12:707207. doi: 10.3389/ fneur.2021.707207
5. Durgut O, Karataş M, Çelik Ç, Dikici O, Solmaz F, Gencay S. The effects of SARS-CoV-2 on hearing thresholds in COVID-19 patients with non-hospitalized mild disease. American journal of otolaryngology. Mar-Apr 2022;43(2):103320. doi: 10.1016/ j.amjoto. 2021.103320
6. Wrenn JO, Pakala SB, Vestal G, et al. COVID-19 severity from Omicron and Delta SARS-CoV-2 variants. Influenza and other respiratory viruses. Sep 2022;16(5):832-836. doi:10.1111/irv.12982
7. Venkatesan P. Do vaccines protect from long COVID? The Lancet Respiratory medicine. Mar 2022;10(3): e30. doi: 10.1016/s2213-2600(22) 00020-0
8. Musiek FE, Shinn J, Chermak GD, Bamiou DE. Perspectives on the Pure-Tone Audiogram. Journal of the American Academy of Audiology. Jul/Aug 2017;28(7): 655-671. doi:10.3766/ jaaa.16061