VAI TRÒ CỦA PI-RADS PHIÊN BẢN 2.1 TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

Vương Thị Hà Ngân 1, Trần Quang Hiền 2,3, Lê Anh Thành 1, Nguyễn Thị Tố Quyên 1, Nguyễn Chí Tuệ 1, Hồ Hoàng Phương 1, Huỳnh Quang Huy 4,5,
1 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Sở Y tế An Giang
3 Bệnh viện Sản - Nhi An Giang.
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,
5 Bệnh viện Trưng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm ở nam giới trên toàn thế giới. Hệ thống dữ liệu và báo cáo kết quả hình ảnh tuyến tiền liệt phiên bản 2.1 được giới thiệu vào tháng 3 năm 2019 đã cải thiện tính thống nhất trong việc giải thích các dấu hiệu hình ảnh, giúp chẩn đoán chính xác hơn. Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa tổn thương PI-RADS phiên bản 2.1 trên cộng hưởng từ với kết quả mô bệnh học. Phát hiện tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến có ý nghĩa lâm sàng trên các tổn thương PI-RADS phiên bản 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 84 bệnh nhân nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến (qua thăm khám lâm sàng hoặc giá trị PSA tăng). MRI tuyến tiền liệt được đánh giá theo PI-RADS 2.1 và BN được sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2022 đến tháng 11/2023. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 84 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình khoảng 70, và giá trị trung bình PSA là 24,4 ng/ml. Giá trị phát hiện ung thư tuyến tiền liệt theo PI-RADS 2,3,4 và 5 lần lượt là 12.9%, 27.2%, 77.3%, và 96.3%. Và tổng điểm Gleason (IUSP) có mối tương quan thuận với thang điểm PI-RADS.  Kết luận: Cộng hưởng từ tuyến tiền liệt theo phân loại tổn thương của PI-RADS 2.1 là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang L, Lu B, He M, Wang Y, Wang Z, Du L. Prostate Cancer Incidence and Mortality: Global Status and Temporal Trends in 89 Countries From 2000 to 2019. Frontiers in public health. 2022;10:811044. doi:10.3389/fpubh.2022.811044
2. Wu RC, Lebastchi AH, Hadaschik BA, et al. Role of MRI for the detection of prostate cancer. World journal of urology. Mar 2021;39(3):637-649. doi:10.1007/s00345-020-03530-3
3. Mowatt G, Scotland G, Boachie C, et al. The diagnostic accuracy and cost-effectiveness of magnetic resonance spectroscopy and enhanced magnetic resonance imaging techniques in aiding the localisation of prostate abnormalities for biopsy: a systematic review and economic evaluation. Health technology assessment (Winchester, England). May 2013;17(20):vii-xix, 1-281. doi:10.3310/hta17200
4. Talab SS, Preston MA, Elmi A, Tabatabaei SJRCoNA. Prostate cancer imaging: what the urologist wants to know. 2012;50(6):1015-1041.
5. Purysko AS, Baroni RH, Giganti F, et al. PI-RADS Version 2.1: A Critical Review, From the AJR Special Series on Radiology Reporting and Data Systems. AJR American journal of roentgenology. Jan 2021;216(1):20-32. doi:10.2214/ajr.20.24495
6. Ukimura O, Coleman JA, De La Taille A, et al. Contemporary role of systematic prostate biopsies: indications, techniques, and implications for patient care. 2013;63(2):214-230.
7. Siddiqui MR, Li EV, Kumar S, et al. Optimizing detection of clinically significant prostate cancer through nomograms incorporating mri, clinical features, and advanced serum biomarkers in biopsy naïve men. Prostate cancer and prostatic diseases. Sep 2023;26(3):588-595. doi:10.1038/s41391-023-00660-8