NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM

Trương Hồng Sơn 1,, Lưu Liên Hương 1, Lê Việt Anh 1, Lê Minh Khánh 1
1 Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những năm vừa qua, chương trình Mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (CTMTGQPCSDD) đã được triển khai trên toàn quốc và đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi các hoạt động can thiệp dinh dưỡng chuyển thành hoạt động thường qui và phân tách vào các tiểu dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia thì ngân sách dành cho hoạt động PCSDD tại các xã vùng núi, vùng sâu vùng xa hiện cũng đã bị hạn chế, các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Điều này là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ SDD tại các khu vực Tây Nguyên đang có xu hướng giảm chậm và khu vực miền núi phía bắc (MNPB) thậm chí tăng lên. Nghiên cứu định tính này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng các can thiệp dinh dưỡng tại vùng MNPB và Tây Nguyên nhằm đưa ra các tư vấn bước đầu nhằm cải hiện hoạt động, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Tại 2 địa phương được khảo sát, kết quả từ nghiên cứu định tính cho thấy công tác dinh dưỡng tại cộng đồng đang gặp rất nhiều khó khăn, không triển khai được hoặc hiệu quả hoạt động rất hạn chế như công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chưa hiệu quả, hoạt động cân đo trẻ định kỳ gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị (TTB), thiếu nhân lực YTTB, cán bộ y tế (CBYT) không duy trì được chuyên trách dinh dưỡng và không được tập huấn định kỳ đều đặn, các hoạt động bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em SDD và nhiều hoạt động không được triển khai do thiếu nguồn lực. Để khắc phục những khó khăn trên, nghiên cứu đề xuất cần thay đổi chiến lược can thiệp cho phù hợp với tình hình hạn chế về nhân lực và ngân sách bao gồm một số giải pháp như tăng cường truyền thông dinh dưỡng thông qua các trang mạng xã hội, youtube, tiktok, website với các nội dung truyền thông dinh dưỡng phù hợp với tập quán nuôi con của đồng bào. Nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở dựa trên tập huấn trực tuyến, tìm nguồn ngân sách hoặc tài trợ để duy trì bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai, bổ sung TTB (cân, thước) cho trạm y tế (TYT) và sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em SDD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2020). Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020,
2. Bộ Y tế (2015). Tổng kết công tác y tế năm 2015, giai đoạn 2011 - 2015 và các nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch năm 2016, Hà Nội,
3. Bộ Y tế (2023). thông tư 03/2023/tt/byt hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.