HIỆU QUẢ CỦA AXIT HYALURONIC TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

Đặng Mỹ Hằng 1,, Võ Lâm Thùy 1, Phạm Tín Hiển 2, Nguyễn Thu Thủy 1
1 Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nha chu (VNC) là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất toàn cầu. Điều trị VNC bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với axit hyaluronic (AH) đã được chứng minh có hiệu quả trên lâm sàng trong điều trị VNC đối với túi nha chu sâu. Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng (bao gồm chỉ số mảng bám PlI, chỉ số nướu GI, độ sâu túi nha chu PPD, mất bám dính lâm sàng CAL và chỉ số chảy máu BOP) và số lượng vi khuẩn Pg, Td, Fn, Tf trong mảng bám dưới nướu sau 3 tháng và 6 tháng điều trị VNC bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với AH. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng nửa miệng ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đơn trên bệnh nhân VNC giai đoạn III hoặc IV, cấp độ B hoặc C theo tiêu chuẩn của APP và EFP (2017) và đã được điều trị nha chu không phẫu thuật. Kết quả: Nhóm có sử dụng AH có các chỉ số GI, PPD, CAL cải thiện đáng kể, số lượng vi khuẩn Pg, Td, Fn, Tf giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau điều trị khi so với nhóm chứng (không có sử dụng AH). Kết luận: Điều trị VNC bằng phẫu thuật kết hợp với AH có hiệu quả làm giảm viêm nướu, giảm độ sâu túi nha chu, tăng bám dính lâm sàng, và giảm số lượng vi khuẩn Pg, Td, Fn, Tf.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Briguglio F, Briguglio E, Briguglio R, et al (2013), “Treatment of infrabony periodontal defects using a resorbable bio- polymer of hyaluronic acid: a randomized clinical trial”, Quintessence Int. 44(3), pp. 231-240.
2. Tonetti M.S., San M. (2019), “Implementation of the new classification of periodontal diseases: Decision-making algorithms for clinical practice and education”, Journal of Clinical Periodontology. 46, pp.398-405.
3. Mamajiwala A.S., Sethi K.S.., Raut C.P., et al (2021), “Clinical and radiographic evaluation of 0.8% hyaluronic acid as an adjunct to open flap debridement in the treatment of periodontal intrabony defects: randomized controlled clinical trial”, Clinical Oral Investigations. 25, pp.5257-5271.
4. Pilloni A., Rojas M.A., Marini L., et al (2021), “Healing of intrabony defects following regenerative surgery by means of single-flap approach in conjunction with either hyaluronic acid or an enamel matrix derivative: a 24-month randomized controlled clinical trial”, Clinical Oral Investigations. 25, pp.5095-5107.
5. Fawzy El-Sayed K.M., Dahaba M.A., Aboul-Ela S., et al (2012), “Local application of hyaluronan gel in conjunction with periodontal surgery: a randomized controlled trial”, Clin Oral Investig. 16(4), pp.1229-1236.
6. Pilloni A., Zeza B., Kuis D., et al (2021), “Treatment of Residual Periodontal Pockets Using a Hyaluronic Acid-Based Gel: A 12 Month Multicenter Randomized Triple-Blinded Clinical Trial”, Antibiotics. 10(924).
7. Bostanci N., Belibasakis G.N. (2012), “Porphyromonas gingivalis: an invasive and evasive opportunistic oral pathogen”, FEMS Microbiol Lett. 333(1), pp.1-9.
8. Sharma A. (2010), “Virulence mechanisms of Tannerella forsythia”, Periodontol. 54(1), pp.106-116.