NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ỐNG NGỰC CHẨN ĐOÁN RÒ DƯỠNG CHẤP SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu đánh giá tính an toàn của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (CHT) ống ngực trên các bệnh nhân có chẩn đoán rò dưỡng chấp vùng cổ sau mổ ung thư tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân đã thực hiện chụp CHT ống ngực bằng tiêm đối quang từ vào hạch bẹn hai bên. Kết quả: trong thời gian 2019-2023, tổng số 38 bệnh nhân đã thực hiện chụp CHT bạch mạch tiêm đối quang từ vào hạch bẹn. Kết quả thời gian chụp trung bình mỗi bệnh nhân hết 22 phút (15-40 phút). Thời gian thuốc đối quang từ lên đến bể dưỡng chấp trung bình 8 phút từ khi bắt đầu tiêm thuốc đối quang vào hạch bẹn. Biến chứng thường gặp nhất là đau tức tại vị trí tiêm thuốc 19 bệnh nhân (50%) ngay tại thời điểm tiêm thuốc. Sưng nề do thoát thuốc đối quang từ ra ngoài hạch ở 2 bệnh nhân (5,3%). Không có biến chứng nặng cần phải can thiệp điều trị. Kết luận: chụp CHT ống ngực tiêm thuốc đối quang từ hạch bẹn là một phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn, an toàn và không có biến chứng cần phải điều trị.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. H. Hematti and R. J. Mehran, ‘Anatomy of the thoracic duct’, Thorac. Surg. Clin., vol. 21, no. 2, pp. 229–238, ix, May 2011, doi: 10.1016/ j.thorsurg.2011.01.002.
3. I. Lee, H. K. Kim, J. Lee, and E. Y. S. and J. Kim, ‘Thoracic Duct Embolization for Chyle Leakage after Thyroid Surgery’, Korean Thyroid Assoc., vol. 13, no. 1, pp. 47–50, May 2020, doi: 10.11106/ijt.2020.13.1.47.
4. S. W. Delaney, H. Shi, A. Shokrani, and U. K. Sinha, ‘Management of Chyle Leak after Head and Neck Surgery: Review of Current Treatment Strategies’, International Journal of Otolaryngology. Accessed: Feb. 10, 2021. [Online]. Available: https://www.hindawi.com/ journals/ijoto/2017/8362874/
5. F. G. Mazzei et al., ‘MR Lymphangiography: A Practical Guide to Perform It and a Brief Review of the Literature from a Technical Point of View’, BioMed Research International. Accessed: Feb. 05, 2021. [Online]. Available: https://www. hindawi.com/journals/bmri/2017/2598358/
6. C. Xie, C. Stoddart, A. McIntyre, V. StNoble, H. Peschl, and R. Benamore, ‘A case series of thoracic dynamic contrast-enhanced MR lymphangiography: technique and applications’, BJRcase Rep., vol. 6, no. 3, p. 20200026, Sep. 2020, doi: 10.1259/bjrcr.20200026.
7. R. Krishnamurthy, A. Hernandez, S. Kavuk, A. Annam, and S. Pimpalwar, ‘Imaging the Central Conducting Lymphatics: Initial Experience with Dynamic MR Lymphangiography’, Radiology, vol. 274, no. 3, Art. no. 3, Mar. 2015, doi: 10.1148/radiol.14131399.
8. R. Krishnamurthy, A. Hernandez, S. Kavuk, A. Annam, and S. Pimpalwar, ‘Imaging the central conducting lymphatics: initial experience with dynamic MR lymphangiography’, Radiology, vol. 274, no. 3, pp. 871–878, Mar. 2015, doi: 10.1148/radiol.14131399.
9. G. B. Chavhan, J. G. Amaral, M. Temple, and M. Itkin, ‘MR Lymphangiography in Children: Technique and Potential Applications’, RadioGraphics, vol. 37, no. 6, pp. 1775–1790, Oct. 2017, doi: 10.1148/rg.2017170014.
10. B. S. Majdalany et al., ‘Complications during Lymphangiography and Lymphatic Interventions’, Semin. Interv. Radiol., vol. 37, no. 3, pp. 309–317, Aug. 2020, doi: 10.1055/s-0040-1713448.