NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP DÂY RỐN THẮT NÚT ĐƯỢC MỔ LẤY THAI TAI VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Dây rốn thắt nút hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như tử vong trong bụng mẹ, suy thai hoặc ngạt khi chuyển dạ. Tại khoa Đẻ bệnh viện Phụ sản trung ương (PSTW) đã ghi nhận một số trường hợp dây rốn thắt nút được phát hiện trong mang thai và sau khi sinh. Báo cáo 2 trường hợp: Hai trường hợp này đã được sinh mổ tại bệnh viện PSTW trong đó một trường hợp thai có dây rốn thắt nút được chẩn đoán trong khi mang thai, một trường hợp được chẩn đoán khi mổ lấy thai. Trường hợp phát hiện khi mang thai có biểu hiện rõ trên siêu âm màu 4D và có trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai, trường hợp phát hiện ngay khi sinh mổ thì trọng lượng thai to nhưng có biểu hiện đa ối trên siêu âm,, hai trường hợp đều có tiền sử đẻ con nhiều lần (>= 3 lần đẻ). Sau sinh cả hai trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh. Các nghiên cứu tại nước ngoài đã ghi nhận tất cả những yếu tố làm thể tích tử cung giãn quá mức đều có thể là nguyên nhân gây ra gây rốn thắt nút do thai nhi cử động tự do quá mức trong tử cung như: đa ối, sản phụ đẻ nhiều lần, tiểu đường thai kỳ… Dây rốn thắt nút gây nhiều biến chứng cho thai nhi như: thai chết lưu trong tử cung, trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai, suy thai trong chuyển dạ, ngạt sơ sinh. Kết luận: Với mục đích tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây dây rốn thắt nút, cách chẩn đoán, hướng theo dõi thai kỳ chúng tôi xin báo cáo hai trường hợp dây rốn thắt nút được phát hiện trong khi mang thai và trong khi chuyển dạ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Guzikowski, W.; Kowalczyk, D.; Wi˛ecek, J. Diagnosis of true umbilical cord knot. Arch. Med Sci. 2014, 10, 91–95. [CrossRef][PubMed]
3. Bohiltea, R.E.; Varlas, V.N.; Dima, V.; Iordache, A.M.; Salmen, T.; Mihai, B.M.; Bohiltea, A.T.; Vladareanu, E.M.; Ducu, I.; Grigoriu,C. The Strategy against Iatrogenic Prematurity Due to True Umbilical Knot: From Prenatal Diagnosis Challenges to the Favorable Fetal Outcome. J. Clin. Med. 2022, 11, 818. [CrossRef] [PubMed].
4. Nappi, L.; Trezza, F.; Bufo, P.; Riezzo, I.; Turillazzi, E.; Borghi, C.;Bonaccorsi, G.; Scutiero, G.; Fineschi, V.; Greco, P. Classification of stillbirths is an ongoing dilemma. J. Périnat. Med. 2016, 44, 837–843. [CrossRef]
5. Massa, G.; Stabile, G.; Romano, F.; Balduit, A.; Mangogna, A.; Belmonte, B.; Canu, P.; Bertucci, E.; Ricci, G.; Salviato, T. CD133 Expression in Placenta Chorioangioma Presenting as a Giant Asymptomatic Mass. Medicina 2021, 57, 162. [CrossRef].
6. Zbeidy, R.; Souki, F.G. One long umbilical cord, four nuchal cord loops and a true knot. BMJ Case Rep. 2017, 2017, bcr2017223241.[CrossRef].
7. López, R.; Cajal, C.; Ocampo, M. Prenatal diagnosis of true knot of the umbilical cord. Ultrasound Obstet. Gynecol. 2004, 23, 99–100.[CrossRef]
8. Kong, C.W.; Chan, L.W.; To, W.W. Neonatal outcome and mode of delivery in the presence of nuchal cord loops: Implications on patient counselling and the mode of delivery. Arch. Gynecol. Obstet. 2015, 292, 283–289. [CrossRef] [PubMed]
9. Hayes, D.J.L.; Warland, J.; Parast, M.M.; Bendon, R.W.; Hasegawa, J.; Banks, J.; Clapham, L.; Heazell, A.E.P. Umbilical cord characteristics and theirassociation with adverse pregnancy outcomes: A systematic review and meta-analysis. PLoS ONE 2020,15, e0239630. [CrossRef] [PubMed
10. Sherer, D.M.; Amoabeng, O.; Dryer, A.M.; Dalloul, M. Current Perspectives of Prenatal Sonographic Diagnosis and Clinical Management Challenges of True Knot of the Umbilical Cord. Int. J. Women Health 2020, 12, 221–233. [CrossRef]