KẾT QUẢ SỬ DỤNG ỐNG NỐI CÓ VAN TẠO HÌNH ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Báo cáo kết quả sớm sau phẫu thuật (PT) sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải trên bệnh nhân tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020. Phương pháp: Năm 2020, đã có 1200 ca PT tim mở được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong đó có 70 bệnh nhân (5,8%) tim bẩm sinh được sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, mô tả kết quả sớm sau PT sử dụng ống nối có van trên nhóm bệnh nhân này. Kết quả: Có 44 nam (62,9%) và 26 nữ (37,1%). Trong đó PT sửa toàn bộ thân chung động mạch (15,7%), PT sửa teo và hẹp ĐMP (60%), PT Ross (5,7%), PT thay van phổi sau PT sửa toàn bộ trước đó (18,6%). Ống nối được sử dụng là Contegra (91,4%), Hancock (5,7%), Homograft ĐMP (2,9%) với kích thước trung bình 16 (9 – 25) mm.Tại thời điểm PT, tuổi trung bình là 24,4 ± 33,7 [1 – 171] tháng và cân nặng trung bình là 9,2 ± 6,4 [2,6 – 41,0] kg. Thời gian chạy máy và thời gian cặp chủ trung bình lần lượt là 155 ± 51[72–381] phút và 81 ± 47 [21-209] phút.Tửvong có 5 BN (7,1%): 4 BN tử vong trong thời gian nằm viện, 1 BN tử vong sau khi ra viện 1 tháng do viêm phổi. Các BN còn lại đều được theo dõi tối thiểu 3 tháng sau mổ. Kết quả siêu âm sau mổ thấy tỉ lệ hở phổi trung bình nhẹ (15,7%), không hở hoặc hở rất nhẹ (84,3%). Chênh áp trung bình qua ống nối 10 ± 8 [1-35]mmHg. Kết luận: Sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải trên các bệnh nhân tim bẩm sinh phức tạp tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là khả thi. Việc theo dõi lâu dài là hoàn toàn cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thân chung động mạch, Teo phổi, Hẹp phổi, Ống nối có van
Tài liệu tham khảo
2. Belli E., Salihoğlu E., Leobon B., et al. (2010). The performance of Hancock porcine-valved Dacron conduit for right ventricular outflow tract reconstruction. Ann Thorac Surg, 89(1), 152–157; discussion 157-158.
3. Breymann T., Boethig D., Goerg R., et al. (2004). The Contegra Bovine Valved Jugular Vein Conduit for Pediatric RVOT Reconstruction:. J Card Surg, 19(5), 426–431.
4. Prior N., Alphonso N., Arnold P., et al. (2011). Bovine jugular vein valved conduit: Up to 10 years follow-up. J Thorac Cardiovasc Surg, 141(4), 983–987.
5. Morales D.L.S., Braud B.E., Gunter K.S., et al. (2006). Encouraging results for the Contegra conduit in the problematic right ventricle–to–pulmonary artery connection. J Thorac Cardiovasc Surg, 132(3), 665–671.
6. Carrel T., Berdat P., Pavlovic M., et al. (2002). The bovine jugular vein: a totally integrated valved conduit to repair the right ventricular outflow. J Heart Valve Dis, 11(4), 552–556.