ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP CAN THIỆP AEROBIC Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM NHẬN THỨC DO ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO

Nguyễn Thị Ngọc Anh 1,, Phạm Văn Minh 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kết hợp can thiệp aerobic ở bệnh nhân suy giảm nhận thức do đột quỵ nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, 50 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có suy giảm nhận thức mức độ nhẹ tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023. Các đối tượng được lựa chọn và phân chia vào hai nhóm (can thiệp – đối chứng). Nhóm can thiệp được tập tuần tự aerobic và tập nhận thức, nhóm chứng tập vận động thường quy và tập nhận thức, 3 buổi/tuần, trong 12 tuần. Các bệnh nhân được đánh giá thang điểm nhận thức MoCA, FAB, và các thang điểm đánh giá chức năng vận động gồm FMA - LE, 6MWT và thang đo lường chất lượng cuộc sống EQ – 5D – 5L trước và sau điều trị. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị, cả hai nhóm đều có sự cải thiện chức năng nhận thức theo thang điểm MoCA và FAB có ý nghĩa so với trước điều trị (p<0.01). Trong đó nhóm can thiệp có mức độ cải thiện điểm MoCA cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (p<0.01). Nghiên cứu đánh giá chức năng vận động qua 6MWT, FMA – LE ở hai nhóm đều có sự cải thiện đáng kể so với trước điều trị (p<0.01). Chất lượng cuộc sống của nhóm can thiệp sau điều trị cũng cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0.01). Kết luận: Kết hợp aerobic trong chương trình phục hồi chức năng nhận thức ở bệnh nhân suy giảm nhận thức mức độ nhẹ do đột quỵ nhồi máu não đem lại hiệu quả cao hơn so với chương trình tập nhận thức thông thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barber SE, Clegg AP, Young JB. Is there a role for physical activity in preventing cognitive decline in people with mild cognitive impairment? Age Ageing. 2012 Jan;41(1):5–8.
2. Gómez-Palacio-Schjetnan A, Escobar ML. Neurotrophins and synaptic plasticity. Curr Top Behav Neurosci. 2013;15:117–36.
3. Jokinen H, Melkas S, Ylikoski R, Pohjasvaara T, Kaste M, Erkinjuntti T, et al. Post-stroke cognitive impairment is common even after successful clinical recovery. Eur J Neurol. 2015 Sep;22(9):1288–94.
4. Nasreddine ZS, Phillips NA, Bédirian V, Charbonneau S, Whitehead V, Collin I, et al. The Montreal Cognitive Assessment, MoCA: a brief screening tool for mild cognitive impairment. J Am Geriatr Soc. 2005 Apr;53(4):695–9.
5. Skolarus LE, Burke JF, Brown D, Freedman VA. Understanding Stroke Survivorship: Expanding the concept of post-stroke disability. Stroke. 2014 Jan;45(1):224–30.
6. Yeh TT, Chang KC, Wu CY. The Active Ingredient of Cognitive Restoration: A Multicenter Randomized Controlled Trial of Sequential Combination of Aerobic Exercise and Computer-Based Cognitive Training in Stroke Survivors With Cognitive Decline. Arch Phys Med Rehabil. 2019 May;100(5):821–7.