KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM (ICE) HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP BÍT LỖ THÔNG LIÊN NHĨ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Nguyễn Thượng Nghĩa 1,, Nguyễn Ngọc Toàn 1, Trần Văn Dũng 1, Nguyễn Tri Thức 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn. Siêu âm tim thực quản là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá giải phẫu lỗ thông liên nhĩ cũng như hỗ trợ trong thủ thuật bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da; tuy nhiên, bệnh nhân cần được gây mê và bảo vệ đường thở đầy đủ trong quá trình thủ thuật. Siêu âm trong buồng tim là một kỹ thuật hình ảnh mới được ứng dụng để đánh giá giải phẫu lỗ thông liên nhĩ và hướng dẫn bít thông liên nhĩ qua ống thông. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mối tương quan của siêu âm trong buồng tim và siêu âm tim qua thực quản trong đánh giá giải phẫu lỗ thông liên nhĩ. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 bệnh nhân thông liên nhĩ thứ phát được điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở, không ngẫu nhiên, theo dõi dọc. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 40 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 43,55±12,90 tuổi (17 - 65 tuổi), giới nữ chiếm 80%. Đường kính tối đa của ASD trung bình được đo bằng ICE lớn hơn đáng kể so với TEE (25,40 ± 3,20 mm so với 23,88 ± 3,72 mm, p< 0,001). Đường kính ASD đo bằng TEE và ICE có tương quan tốt với hệ số tương quan r= 0,792 (p< 0,001). Đường kính ASD đo bằng TEE và ICE so với đường kính ASD đo bằng bóng đều cho thấy tương quan tốt lần lượt là 0,547 và 0,909 với p< 0,001. Chiều dài các rìa ASD đo bằng TEE đều dài hơn ICE nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi nội viện và 1 tháng, ghi nhận 100% các trường hợp thành công về mặt kỹ thuật và thủ thuật. Sau thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân có cải thiện khó thở theo phân độ NYHA cũng như các chỉ sổ đường kính thất phải và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim. Kết luận: ICE và TEE có tương quan tốt trong đánh giá giải phẫu thông liên nhĩ. ICE là một kỹ thuật có tính khả thi và tính an toàn, cung cấp khá đầy đủ đường kính lỗ thông liên nhĩ, hình ảnh vách liên nhĩ với các rìa tương ứng xung quanh có thể thay thế TEE trong hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bland JM, and Altman DG. Statistical methods for assessing agreement between two methods of clinical measurement. Lancet, 1986 Feb 8;1(8476):307-10.
2. Balzer D. Intracardiac Echocardiographic Atrial Septal Defect Closure. Methodist Debakey Cardiovasc J, 2014 Apr-Jun; 10(2): 88–92.
3. Hijazi Z, Wang Z, Cao Q, Koenig P, Waight D, Lang R. Transcatheter closure of atrial septal defects and patent foramen ovale under intracardiac echocardiographic guidance: feasibility and comparison with transesophageal echocardiography. Catheter Cardiovasc Interv, 2001 Feb;52(2):194-9.
4. Meyer MR, Kurz DJ, Bernheim AM, Kretschmar O, and Eberli FR. Efficacy and safety of transcatheter closure in adults with large or small atrial septal defects. Springerplus, 2016; 5(1): 1841.
5. Mullen MJ, Dias BF, Walker F, Siu SC, Benson LN and, McLaughlin PR. Intracardiac echocardiography guided device closure of atrial septal defects. J Am Coll Cardiol, 2003 Jan 15; 41(2):285-92.
6. Naqvi N, McCarthy KP, Ho SY. Anatomy of the atrial septum and interatrial communications. J Thorac Dis, 2018 Sep;10(Suppl 24):S2837-S2847.
7. O'Byrne ML, Gillespie MJ, Kennedy KF, Dori Y, Rome JJ, Glatz AC. The influence of deficient retro-aortic rim on technical success and early adverse events following device closure of secundum atrial septal defects: An Analysis of the IMPACT Registry. Catheter Cardiovasc Interv, 2017 Jan;89(1):102-111.
8. Qingsu Lan, Fengchao Wu, Xudong Ye, Shaohua Wang, and Jingquan Zhong. Intracardiac vs. transesophageal echocardiography for guiding transcatheter closure of interatrial communications: a systematic review and meta-analysis. Front Cardiovasc Med, 2023; 10: 1082663.