ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR HOẶC ALK DI CĂN NÃO BẰNG XẠ PHẪU GAMMA KNIFE KẾT HỢP TKIS THẾ HỆ 1 TẠI BỆNH VIỆN K

Phạm Hồng Phúc 1,, Nguyễn Đức Liên 1, Phan Thanh Dương 1, Nguyễn Minh Thuận 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính hay gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới. Trong những bệnh nhân UTP KTBN, bệnh nhân di căn não có tỷ lệ độ biến gen EGFR cao hơn so với bệnh nhân không có di căn não và ngược lại, trong những BN UTP KTBN có đột biến gen, tỷ lệ di căn não (70%) vượt trội tỷ lệ di căn não trong nhóm khôn có đột biến gen EGFR. Trước đây, di căn não được biết đến là yếu tố tiên lượng xấu, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học, đặc biệt là sự ra đời của thuốc điều trị đích và xạ phẫu đã cải thiện đáng kể kết quả điều trị bao gồm cả sống thêm và kiểm soát triệu chứng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR hoặc ALK di căn não bằng xạ phẫu Gamma Knife kết hợp TKIs thế hệ 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả trên 44 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR hoặc ALK di căn não từ tháng 7/2019 đến 6/2023. Bệnh nhân được lựa chọn di căn não từ 1 – 10 ổ, đường kính lớn nhất mỗi ổ ≤ 3 cm, chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60, có đột biến EGFR hoặc ALK, điều trị TKIs thế hệ 1 pha đầu. Bệnh nhân được xạ phẫu bằng máy Gamma Knife thế hệ Icon với liều chỉ định 20 – 24 Gy với khối u < 2cm, 18 – 20 Gy với khối u 2 – 3 cm. Bệnh nhân điều trị TKIs thế hệ 1 (erlotinib hoặc gefitinib hoặc crizotinib) 1 viên/ngày. Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng triệu chứng lâm sàng và hình ảnh theo tiêu chuẩn RANO mỗi 6 tháng, và kết quả sống thêm. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống thêm không tiến triển tại não tại 12 tháng là 94,8%, 24 tháng là 51,7%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại 12 tháng là 83,9%, 24 tháng là 58,6%, 3 năm là 39,1%, trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 28 tháng ± 3,3 tháng. Kết luận: Xạ phẫu Gamma Knife kết hợp TKIs thế hệ 1 là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với tổn thương di căn não của ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR hoặc ALK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GOLOBOCAN (2020). Incidence, Mortality and Prevalence by cancer site.
2. Barnholtz-Sloan JS, Sloan AE, Davis FG, Vigneau FD, Lai P, Sawaya RE. Incidence proportions of brain metastases in patients diagnosed (1973 to 2001) in the Metropolitan Detroit Cancer Surveillance System. Journal of clinical oncology: official journal of the American Society of Clinical Oncology. Jul 15 2004;22(14): 2865-72. doi:10.1200/JCO.2004.12.149
3. Ge M, Zhuang Y, Zhou X, Huang R, Liang X, Zhan Q. High probability and frequency of EGFR mutations in non-small cell lung cancer with brain metastases. Journal of neuro-oncology. Nov 2017; 135(2): 413-418. doi:10.1007/s11060-017-2590-x
4. Zhuang H, Shi S, Chang JY. Treatment modes for EGFR mutations in patients with brain metastases from non-small cell lung cancer: controversy, causes, and solutions. Translational lung cancer research. Aug 2019;8(4):524-531. doi:10.21037/tlcr.2019.07.03
5. Yomo S, Oda K. Impacts of EGFR-mutation status and EGFR-TKI on the efficacy of stereotactic radiosurgery for brain metastases from non-small cell lung adenocarcinoma: A retrospective analysis of 133 consecutive patients. Lung cancer. May 2018; 119:1 20-126. doi: 10.1016/ j.lungcan.2018.03.013
6. Magnuson WJ, Lester-Coll NH, Wu AJ, et al. Management of Brain Metastases in Tyrosine Kinase Inhibitor-Naive Epidermal Growth Factor Receptor-Mutant Non-Small-Cell Lung Cancer: A Retrospective Multi-Institutional Analysis. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology. Apr 1 2017;35(10):1070-1077. doi:10.1200/JCO.2016.69.7144
7. AE D, J T, MN M, et al. Clinical Outcomes of Non-Small Cell Lung Cancer Brain Metastases Treated With Stereotactic Radiosurgery and Immune Checkpoint Inhibitors, EGFR Tyrosine Kinase Inhibitors, Chemotherapy and Immune Checkpoint Inhibitors, or Chemotherapy Alone. Int J Radiat OncolBiolPhys. 2021; 111(3, Supplement): 567.