ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU VIÊM LỆ QUẢN BẰNG PHẪU THUẬT RẠCH LỆ QUẢN CÓ ĐẶT ỐNG SILICON MINI MONOKA S1.1500
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định kết quả điều trị ban đầu sau phẫu thuật rạch lệ quản có đặt ống Silicon đơn nòng S1.1500 trên bệnh nhân viêm lệ quản. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca (case series). Từ năm 2020 đến năm 2021, chúng tôi thu thập được 25 mắt trên 24 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán viêm lệ quản. Sau đó, bệnh nhân được tiến hành nặn lệ quản lấy dịch mủ, chất lắng đọng xét nghiệm vi sinh, rạch lệ quản và đặt ống Mini monoka S1.1500 vào lòng lệ quản, rút ống sau 3 tháng và theo dõi bệnh nhân đến 6 tháng sau điều trị. Kết quả: Chúng tôi thu thập được tổng cộng 25 mắt trên 24 bệnh nhân viêm lệ quản đến khám tại khoa Tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Mắt TPHCM với độ tuổi trung bình 53,16 ± 14,53 và tỉ số giới nam : nữ là 1 : 7,33. Sau 6 tháng theo dõi, tỷ lệ điều trị thành công là 88%. Có 4% trường hợp thất bại hoàn toàn, 12% trường hợp có biến chứng (chít hẹp điểm lệ, u hạt viêm điểm lệ, lần lượt là 4% và 8%) và không có trường hợp tái phát. Kết quả vi sinh cho thấy 88% số trường hợp cấy dương tính, trong đó có 22,73% mẫu dương tính phối hợp hai loài vi sinh vật và không có mẫu nào dương tính nhiều hơn hai loài. Vi khuẩn kỵ khí Gram dương Parvimonas micra dương tính nhiều nhất với 7 mẫu phát hiện (tỉ lệ 31,82% trên 22 mẫu dương tính với vi sinh vật và 28% trên tổng số mẫu thu thập); trong đó có 4 mẫu (chiếm 18,18%) vi khuẩn này đồng nhiễm với một loài vi khuẩn kỵ khí khác (3 vi khuẩn Gram âm: Campylobacter rectus, Prevotella nanceiensis, Prevotella conceptionensis và 1 vi khuẩn Gram dương Actinomyces turicensis). Kết luận: Viêm lệ quản nguyên phát là một bệnh hiếm gặp và thường bị chẩn đoán nhầm hoặc quá muộn. Chẩn đoán sớm rất quan trọng để chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị viêm lệ quản cần phối hợp các phương pháp nặn lệ quản, rạch lệ quản và đặt ống silicon Mini monoka S1.1500 để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Mehrotra, N., et al., Actinomycosis of eye: Forgotten but not uncommon. Anaerobe, 2015. 35: p. 1-2.
3. Kim, U.R., B. Wadwekar, and L. Prajna, Primary canaliculitis: The incidence, clinical features, outcome and long-term epiphora after snip–punctoplasty and curettage. Saudi Journal of Ophthalmology, 2015. 29(4): p. 274-277.
4. Pavilack, M.A. and B.R. Frueh, Thorough curettage in the treatment of chronic canaliculitis. Archives of ophthalmology, 1992. 110(2): p. 200-202.
5. Kaliki, S., et al., Primary canaliculitis: clinical features, microbiological profile, and management outcome. Ophthalmic plastic & reconstructive surgery, 2012. 28(5): p. 355-360.
6. Feroze, K.B. and B.C. Patel, Canaliculitis. 2019.
7. Yılmaz, M.B., et al., Canaliculitis awareness. Turkish journal of ophthalmology, 2016. 46(1): p. 25.
8. Zhang, Q., et al., Clinical characteristics, treatment patterns, and outcomes of primary canaliculitis among patients in Beijing, China. BioMed research international, 2015. 2015.
9. Xiang, S., et al., Clinical features and surgical outcomes of primary canaliculitis with concretions. Medicine, 2017. 96(9).
10. Alam, M.S., N.S. Poonam, and B. Mukherjee, Outcomes of canaliculotomy in recalcitrant canaliculitis. Saudi Journal of Ophthalmology, 2019. 33(1): p. 46-51.