CHỌN LỰA PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI LƯU THÔNG RUỘT SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT PHẦN XA DẠ DÀY: NHẬN ĐỊNH VỀ MẶT CHỨC NĂNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phục hồi lưu thông (PHLT) sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày (CPXDD) vẫn còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả về mặt chức năng của 5 phương pháp PHLT sau sau phẫu thuật CPXDD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 426 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày được phẫu thuật nội soi (PTNS) CPXDD từ 2017 đến 2020 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm phương pháp PHLT bao gồm: Billroth 1 (B-I), Billroth 2 kiểu delta (B-II-ds), Billroth 2 với miêng nối Braun (BII Braun), Billroth 2 khâu treo quai đến (B-II-h) và Roux-en-Y (R-Y). Kết quả ngắn hạn bao gồm các đặc điểm phẫu thuật và tỉ lệ biến chứng. Kết quả lâu dà gồm kết quả nội soi sau 1 năm theo phân loại LA và phân loại RGB. Kết quả: PHLT kiểu B-II Braun hoặc R-Y có thời gian phẫu thuật dài hơn so với các phương pháp nối khác (p < 0.001). Không có sự khác biệt về lượng máu mất, thời gian nằm viện, tỉ lệ chuyển mổ mở, tỉ lệ và độ nặng của các biến chứng. PHLT kiểu R-Y duy trì chỉ số albumin máu tốt hơn các phương pháp nối còn lại (p < 0.001), không khác biệt về các mặt duy trì cân nặng, duy trì nồng độ hemoglobin. Kết quả nội soi sau 1 năm không khác biệt về tỉ lệ viêm thực quản trào ngược, viêm phần còn lại của dạ dày giữa các PHLT. Kiểu B-I tồn dư thức ăn khá cao (độ 1-2: 11.7%, độ 3: 5.9%, độ 4: 2.9%). Kiểu R-Y cho tỉ lệ có dịch mật ở miệng nối ít nhất (4.8%), theo sau là B-II Braun (14.2%) và B-I, B-II-h, B-II-ds. Kết luận: PHLT kiểu Roux-en-Y có thời gian phẫu thuật dài hơn, nhưng kết quả thuận lợi về mặt dinh dưỡng và giảm trào ngược dịch mật. PHLT kiểu B-I có tỉ lệ tồn đọng thức ăn cao. PHLT kiểu B-II khâu treo quai đến đơn giản về kĩ thuật, kết quả thuận lợi về chức năng và dinh dưỡng.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Hoya Y, Mitsumori N, Yanaga K. The advantages and disadvantages of a Roux-en-Y reconstruction after a distal gastrectomy for gastric cancer. Surg Today. 2009;39(8):647–51.
3. Kim KH, Park DJ, Park YS, Ahn SH, Park DJ, Kim HH. Actual 5-year nutritional outcomes of patients with gastric cancer. J Gastric Cancer. 2017;17(2):99–109.
4. Imamura T, Komatsu S, Ichikawa D, Kosuga T, Kubota T, Okamoto K, et al. Reconstruction method as an independent risk factor for postoperative bone mineral density loss in gastric cancer. J Gastroenterol Hepatol. 2018;33(2):418–25.
5. Okuno K, Nakagawa M, Kojima K, Kanemoto E, Gokita K, Tanioka T, et al. Long-term functional outcomes of Roux-en-Y versus Billroth I reconstructions after laparoscopic distal gastrectomy for gastric cancer: a propensity-score matching analysis. Surg. 2018;32(11):4465–71. http://dx.doi.org/10.1007/s00464-018-6192-2
6. Adachi Y, Suematsu T, Shiraishi N, Katsuta T, Morimoto, Kitano S, et al. Quality of life after laparoscopy-assisted Billroth I gastrectomy. Ann Surg. 1999;229(1):49–54.
7. Komatsu S, Ichikawa D, Kubota T, Okamoto K, Shiozaki A, Fujiwara H, et al. Clinical outcomes and quality of life according to types of reconstruction following laparoscopy-assisted distal gastrectomy for gastric cancer. Surg Laparosc Endosc Percutaneous Tech. 2015;25(1): 69–73.
8. Võ Duy L, Nguyễn Hoàng B, Đỗ Đình C. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(2): 112–6.