ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ CAO CẤP, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Mai Thị Xuân Mỹ 1,, Lê Thị Diệu Hồng 1, Lương Hải Đăng 1, Hoàng Tố Nga1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ điều trị chống đông đường uống DOAC ở bệnh nhân Rung nhĩ. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và mức độ tuân thủ điều trị thuốc chống đông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện 101 bệnh nhân rung nhĩ đang dùng DOAC. Đánh giá kiến thức của bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi Anticogulation Knowledge Tool (AKT) và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị bằng bộ câu hỏi Morrisky 8 (MMAS-8). Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là cao 73%, trong khi nhóm không tuân thủ chỉ chiếm 27%. Kiến thức về thuốc chống đông của nhóm bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là tốt và trung bình, chiếm 40%, 34%. Tỷ lệ kém chiếm 26%. Hầu hết các câu trả lời đúng về kiến thức điều trị chống đông giữa nhóm tuân thủ cao hơn nhóm không tuân thủ, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Nhóm kiến thức tốt và trung bình có liên quan với tuân thủ điều trị p<0,05. Nhóm tuổi <75 có liên quan đến tuân thủ điều trị còn nhóm >75 tuổi thì không thấy mối liên quan này với p<0,05. Kết luận: Bệnh nhân có kiến thức sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thúc Quang (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , siêu âm tim và siêu âm thực quản ở bệnh nhân Rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim. Luận án tiến sỹ, Viện NCKH Y dược lâm sàng 108.
2. Hội tim mạch quốc gia Việt Nam (2022). Khuyến cáo của phân hội nhịp tim Việt Nam chẩn đoán và xử trí rung nhĩ.
3. Balfour L, Kowal J, Silverman A, Tasca GA, Angel JB, Macpherson PA, et al. A randomized controlled psycho-education intervention trial: Improving psychological readiness for successful HIV medication adherence and reducing depression before initiating HAART. AIDS Care. 2006;
4. Beyer-Westendorf J, Ehlken B, Evers T. Real-world persistence and adherence to oral anticoagulation for stroke risk reduction in patients with atrial fibrillation. Europace. 2016; 18: 1150–1157.
5. Clarkesmith DE, Pattison HM, Lip GY, Lane DA. Educational intervention improves anticoagulation control in atrial fibrillation patients: the TREAT randomized trial. PLoS One. 2013
6. Lane DA, Ponsford J, Shelley A, Sirpal A, Lip GYH. Patient knowledge and perceptions of atrial fibrillation and anticoagulant therapy: Effects of an educational intervention programme. The West Birmingham Atrial Fibrillation Project. Int J Cardiol. 2006;110: 354–358.
7. Motoyasu Miyazaki, Shelley A, Sirpal A, Lip GYH. Association between medication adherence and illness perceptions in atrial fibrillation patients treated with direct oral anticoagulants: An observational crosssectional pilot study. 2016
8. Obamiro Kehinde O, Chalmers Leanne, Bereznicki Luke RE. Development and Validation of an Oral Anticoagulation Knowledge Tool (AKT). Ploson, 11(6).