NGHIÊN CỨU NGUY CƠ BƠM HƠI DẠ DÀY DƯỚI SIÊU ÂM LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG KHÍ KIỂM SOÁT ÁP LỰC QUA MẶT NẠ TRONG QUÁ TRÌNH KHỞI MÊ

Phạm Thị Tuyết Mai 1,, Phan Tôn Ngọc Vũ 1, Huỳnh Trung Thảo Nguyên 1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bơm hơi dạ dày trong quá trình khởi mê trên người bệnh ngưng thở với đường thở không được bảo vệ là một trong những nguyên nhân của hít sặc dịch dạ dày vào phổi. Chúng tôi tìm cách xác định mức cài đặt áp lực hít vào nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bơm hơi dạ dày trong khi vẫn cung cấp thông khí phổi phù hợp. Phương pháp nghiên cứu: Trong thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên này, người bệnh được phân chia vào hai nhóm (P10 và P20) quy định bởi áp lực hít vào sử dụng trong thông khí kiểm soát áp lực: 10 và 20 cm H2O. Gây mê được tiến hành với sử dụng fentanyl, propofol và rocuronium. Khi xảy ra mất phản xạ mi mắt, bắt đầu thông khí bằng mặt nạ mặt trong 90 giây, đồng thời sử dụng hình ảnh siêu âm vùng tâm vị trong thời gian thực để phát hiện bơm hơi dạ dày. Mặt phẳng cắt ngang vùng tâm vị được đo lường trên hình ảnh siêu âm trước và sau thông khí. Các thông số hô hấp cũng được thu thập. Kết quả: 50 người bệnh được phân tích. Chúng tôi nhận thấy có sự tăng đáng kể có ý nghĩa thống kê trên tỉ lệ bơm hơi dạ dày theo áp lực hít vào, từ 0% (nhóm P10) đến 28% (nhóm P20). Trong nhóm P20, việc xác định bơm hơi dạ dày đi kèm với sự tăng đáng kể có ý nghĩa thống kê diện tích vùng tâm vị. Thông khí phổi vẫn được đầy đủ trong nhóm P10. Kết luận: Mức cài đặt áp lực hít vào 10 cm H2O cho phép giảm tần suất bơm hơi dạ dày đồng thời đảm bảo thông khí phổi phù hợp trong quá trình khởi mê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bouvet, L., et al., Real-time detection of gastric insufflation related to facemask pressure-controlled ventilation using ultrasonography of the antrum and epigastric auscultation in nonparalyzed patients: a prospective, randomized, double-blind study. Anesthesiology, 2014. 120(2): p. 326-34.
2. Bouvet, L., et al., Clinical assessment of the ultrasonographic measurement of antral area for estimating preoperative gastric content and volume. Anesthesiology, 2011. 114(5): p. 1086-92.
3. Brimacombe, J., et al., Reliability of epigastric auscultation to detect gastric insufflation. British Journal of Anaesthesia, 2002. 88(1): p. 127-129.
4. Neelakanta, G. and A. Chikyarappa, A review of patients with pulmonary aspiration of gastric contents during anesthesia reported to the Departmental Quality Assurance Committee. J Clin Anesth, 2006. 18(2): p. 102-7.
5. Perlas, A., et al., Ultrasound assessment of gastric content and volume. Anesthesiology, 2009. 111(1): p. 82-9.
6. Perlas, A., et al., Gastric sonography in the fasted surgical patient: a prospective descriptive study. Anesth Analg, 2011. 113(1): p. 93-7.
7. Seet, M.M., K.M. Soliman, and Z.F. Sbeih, Comparison of three modes of positive pressure mask ventilation during induction of anaesthesia: a prospective, randomized, crossover study. Eur J Anaesthesiol, 2009. 26(11): p. 913-6.
8. Severgnini, P., et al., Protective mechanical ventilation during general anesthesia for open abdominal surgery improves postoperative pulmonary function. Anesthesiology, 2013. 118(6): p. 1307-21.