SO SÁNH SỰ TƯƠNG QUAN MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG XÂM LẤN ELECTRICAL CARDIOMETRY SO VỚI PHƯƠNG PHÁP HÒA LOÃNG NHIỆT Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Phạm Văn Tân 1, Lưu Quang Thùy 1,2, Trịnh Văn Đồng 1,2, Vũ Đình Lượng 1,3,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối tương quan và sự phù hợp một số chỉ số huyết động đo bằng phương pháp không xâm lấn Electrical cardiometry (EC) so với phương pháp hòa loãng nhiệt (TD) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang được chúng tôi thực hiện tại khoa Hồi sức tích cực II – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023. Các chỉ số được đưa vào nghiên cứu này gồm chỉ số tim (CI), chỉ số biến thên thể tích nhát bóp (SVV) và chỉ số sức cản mạch hệ thống (SVRI). 30 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được theo dõi huyết động đồng thời bằng cả hai phương pháp với 170 cặp số liệu của từng chỉ số đã được ghi lại tại các thời điểm được xác định. Kết quả: Chỉ số tương quan (r) Pearson của CI, SVV, SVRI đo được từ hai phương pháp lần lượt là 0,848; 0,625 và 0,846 (p < 0,001). Kết luận: CI, SVV và SVRI được đo bằng phương pháp EC có mối tương quan và sự phù hợp tốt với các phép đo TD ở những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Việc sử dụng phương pháp EC để theo dõi CI và SVRI thay thế phương pháp TD trên lâm sàng là phù hợp. Hiện tại, chúng tôi không khuyến cáo sử dụng phương pháp EC đo SVV để thay thế phương pháp TD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peters S.G., Afessa B., Decker P.A., et al. (2003). Increased risk associated with pulmonary artery catheterization in the medical intensive care unit. J Crit Care, 18(3), 166–171.
2. Malik V., Subramanian A., Chauhan S., et al. (2014). Correlation of Electric Cardiometry and Continuous Thermodilution Cardiac Output Monitoring Systems. World Journal of Cardiovascular Surgery, 4(7), 101–108.
3. Nguyễn Bá Tư (2022). Đánh giá vai trò theo dõi huyết động và hướng dẫn điều trị của phương pháp đo điện trở lồng ngực ở bệnh nhân sau mổ tim hở. Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội
4. Nguyễn Hữu Hồng Quân (2022). Giá trị tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn bằng chỉ số nước ngoài phổi. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Raue W., Swierzy M., Koplin G., et al. (2009). Comparison of electrical velocimetry and transthoracic thermodilution technique for cardiac output assessment in critically ill patients. Eur J Anaesthesiol, 26(12), 1067–1071.
6. Critchley L.A. and Critchley J.A. (1999). A meta-analysis of studies using bias and precision statistics to compare cardiac output measurement techniques. J Clin Monit Comput, 15(2), 85–91.
7. Mackenzie J.D., Haites N.E., and Rawles J.M. (1986). Method of assessing the reproducibility of blood flow measurement: factors influencing the performance of thermodilution cardiac output computers. Br Heart J, 55(1), 14–24.
8. Heringlake M., Handke U., Hanke T., et al. (2007). Lack of agreement between thermodilution and electrical velocimetry cardiac output measurements. Intensive Care Med, 33(12), 2168–2172.