KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ TỪ 2020 ­ 2023

Nguyễn Minh Đức 1,, Lý Ngọc Liên 2, Trần Mạnh Hà2
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhận xét kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mổ tả cắt ngang 61 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 3 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 75.92 ± 12.096; tuổi ≥ 60 chiếm 91.8%; tỉ lệ nam 88.5%; nữ 11.5%; vô cảm: 100% bệnh nhân được tiền mê, tê tại chỗ; phương pháp mổ: 100% bệnh nhân khoan sọ 1 lỗ; 95.1% có điểm GSC 14 ­ 15 sau mổ 24h. Biến chứng: có 86.9% không có biến chứng sau mổ, 1 trường hợp động kinh (1.6%), 1 trường hợp phù não sau mổ (1.6%), 1 trường hợp rò dịch não tủy (1.6%), 2 trường hợp còn máu tụ sau mổ (3.3%), 1 trường hợp chảy máu sau mổ (1.6%), 1 trường hợp nhiễm khuẩn huyết sau mổ (1.6%) và 1 trường hợp tử vong sau mổ (1.6%). Tái phát sau mổ: có 3 trường hợp tái phát sau mổ 1 tháng (4.9%), trong đó có 2 trường hợp mổ lại và 1 trường hợp điều trị nội khoa. Chụp CLVT sau mổ 3 tháng: còn máu tụ 0%, khí 0%, tụ dịch 18%. Kết quả gần: tốt 67.2%, khá 24.6%, kém 8.2%. Kết quả xa: hồi phục tốt 84.7%, di chứng nhẹ 6.8%, di chứng nặng 1.7%, đời sống thực vật 0%, tử vong 6.8%. Kết luận: Điều trị máu tụ dưới màng cứng mạn tính bằng phương pháp khoan sọ, bơm rửa máu tụ và dẫn lưu kín là phương pháp an toàn, hiệu quả và ít biến chứng. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Motiei-Langroudi R, Alterman RL, Stippler M, et al. Factors influencing the presence of hemiparesis in chronic subdural hematoma. J Neurosurg. 2019;131(6):1926-1930. doi:10.3171/ 2018.8.JNS18579
2. Ridwan S, Bohrer AM, Grote A, Simon M. Surgical Treatment of Chronic Subdural Hematoma: Predicting Recurrence and Cure. World Neurosurg. 2019;128:e1010-e1023. doi:10. 1016/j.wneu.2019.05.063
3. Kitya D, Punchak M, Abdelgadir J, Obiga O, Harborne D, Haglund MM. Causes, clinical presentation, management, and outcomes of chronic subdural hematoma at Mbarara Regional Referral Hospital. Neurosurg Focus. 2018;45(4): E7. doi:10.3171/2018.7.FOCUS18253
4. Kwon CS, Al-Awar O, Richards O, Izu A, Lengvenis G. Predicting Prognosis of Patients with Chronic Subdural Hematoma: A New Scoring System. World Neurosurg. 2018;109:e707-e714. doi:10.1016/j.wneu.2017.10.058
5. Cofano F, Pesce A, Vercelli G, et al. Risk of Recurrence of Chronic Subdural Hematomas After Surgery: A Multicenter Observational Cohort Study. Front Neurol. 2020;11:560269. doi:10. 3389/fneur.2020.560269
6. Flint AC, Chan SL, Rao VA, Efron AD, Kalani MA, Sheridan WF. Treatment of chronic subdural hematomas with subdural evacuating port system placement in the intensive care unit: evolution of practice and comparison with bur hole evacuation in the operating room. J Neurosurg. 2017;127(6):1443-1448. doi:10.3171/ 2016.9. JNS161166
7. Brennan PM, Kolias AG, Joannides AJ, et al. The management and outcome for patients with chronic subdural hematoma: a prospective, multicenter, observational cohort study in the United Kingdom. J Neurosurg. Published online March 17, 2017:1-8. doi:10.3171/ 2016.8. JNS16134.test
8. Van Havenbergh T, van Calenbergh F, Goffin J, Plets C. Outcome of chronic subdural haematoma: analysis of prognostic factors. Br J Neurosurg. 1996; 10(1): 35-39. doi:10.1080/ 02688699650040502