YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP SAU TIÊM THUỐC CẢN QUANG Ở BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP MẠCH VÀNH CẤP CỨU

Phan Thái Hảo 1,, Nguyễn Thanh Nhựt2
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
2 Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tổn thương thận cấp sau tiêm thuốc cản quang ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp như loại thuốc, liều lượng thuốc cản quang sử dụng khi chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu, bệnh thận mạn trước đó, đái tháo đường, lớn tuổi, suy tim, tình trạng huyết động không ổn định, thiếu máu, các thuốc sử dụng đồng thời chưa được nghiên cứu đầy đủ và riêng lẻ ở nhóm bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu để xác định tỉ lệ tổn thương thận cấp sau dùng thuốc cản quang và các yếu tố nguy cơ nhằm phục vụ tốt hơn công tác dự phòng và điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp được an toàn và toàn diện hơn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: có 181 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được can thiệp mạch vành cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023. Đây là nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. Kết quả: có 21 ca (tỉ lệ 11,6%) bị tổn thương thận cấp do thuốc cản quang sau thủ thuật, tuổi trung bình 59,2 ± 12,3, nam giới chiếm tỉ lệ 79,6%. Khi phân tích đơn biến thì chúng tôi ghi nhận thể tích thuốc cản quang (p=0,038), giảm phân suất tống máu thất trái (p<0,001) và thang điểm Mehran (p<0,001) là các yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh thận do thuốc cản quang. Tuy nhiên, khi phân tích đa biến thì chỉ có thang điểm Mehran (p<0,001) là có liên quan đến tổn thương thận cấp do thuốc cản quang, OR=13 (KTC 95% 4-35). Kết luận: Thang điểm Mehran là yếu tố nguy cơ độc lập của tổn thương thận cấp do thuốc cản quang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Roth GA, Mensah GA, Johnson CO, et al. Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk Factors, 1990-2019: Update From the GBD 2019 Study. J Am Coll Cardiol. Dec 22 2020; 76 (25):2982-3021. doi:10.1016/j.jacc.2020.11.010
2. Inohara T. NCDR Study: PCI Volume Increasing in U.S., Japan; Elective Cases Drive Increase in Japan. Journal of the American College of Cardiology. 2020;
3. Nabi Z, Anjum N, Rashid RM, Zahideen ZU. Contrast Induced Nephropathy In High Risk Patients - Myth Or Reality. J Ayub Med Coll Abbottabad. Oct-Dec 2021;33(4):568-571.
4. Phạm Văn Bùi. Khảo sát tổn thương thận cấp do thuốc cản quang và các yếu tố nguy cơ sau can thiệp động mạch vành. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017;21:122-129.
5. Narula A. Contrast-induced acute kidney injury after primary percutaneous coronary intervention: results from the HORIZONS-AMI substudy. European Heart Journal. 2014;35:1533-1540.
6. Hoàng Kim Linh. Giá trị của thang điểm AGEF trong dự báo bệnh thận do thuốc cản quang sau can thiệp động mạch vành. Đại học Y Hà Nội; 2015.
7. Hoàng Văn Tú. Đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sau chụp và can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;523:185-189.
8. Nguyễn Đức Trung. Phân tích biến cố tổn thương thận cấp sau dùng thuốc cản quang có chứa iod tại Khoa Chẩn đoán và can thiệp mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2021 2021:104-110.