KHẢO SÁT ĐIỀU TRỊ SUY TIM THEO KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM CHÂU ÂU 2021 Ở CÁC MỨC PHÂN SUẤT TỐNG MÁU KHÁC NHAU

Trần Đại Cường1,2, Phạm Dương Lành3, Hoàng Văn Sỹ 1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Điều trị nội khoa bệnh nhân suy tim với các mức phân suất tống máu khác nhau đã được cập nhật nhiều hơn trong các hướng dẫn quản lý suy tim gần đây. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát tỉ lệ sử dụng các nhóm thuốc nền tảng điều trị suy tim trên các phân nhóm với phân suất tống máu khác nhau, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2i). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân được điều trị các thuốc nền tảng theo khuyến cáo của Hội tim Châu Âu 2021 ở các mức phân suất tống máu khác nhau. Đối tượng: Những bệnh nhân suy tim được chẩn đoán tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 342 bệnh nhân suy tim có độ tuổi trung vị là 65 (54-72), tỉ lệ Nam giới ưu thế (55,0%). Tỉ lệ phân nhóm bệnh nhân suy tim EF giảm, EF giảm nhẹ và EF bảo tồn lần lượt là 70,8%, 13,2% và 16,1%. Bệnh đi kèm thường gặp nhất là bệnh mạch vành (79,8%), tăng huyết áp (46,2%) và đái tháo đường típ 2 (32,2%). Bệnh mạch vành ưu thế ở nhóm suy tim EF giảm và rung nhĩ ưu thế ở nhóm suy tim EF bảo tồn (p<0,05). Trong phân nhóm suy tim EF giảm, tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng thuốc ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAAS), kháng Aldosterone (MRA), chẹn bêta và SGLT2i lần lượt là 83,9%, 74,8%, 52,1% và 37,6%. Trong đó có 19,8% bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 nhóm thuốc nền tảng và 93,8% bệnh nhân được sử dụng ít nhất 1 trong 4 nhóm thuốc nền tảng. Tỉ lệ sử dụng ARNI (38,8%) trong suy tim EF giảm là cao hơn ACEI và ARBs. Trong phân nhóm suy tim EF giảm nhẹ, nhóm thuốc ức chế hệ RAAS được sử dụng nhiều nhất (82,2%), nhóm SGLT2i được dùng thấp nhất (20,0%). Trong phân nhóm suy tim EF bảo tồn, nhóm thuốc ức chế hệ RAAS và MRA được dùng nhiều nhất (54,6%), nhóm SGLT2i được sử dụng thấp nhất (10,9%). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 thuốc nền tảng còn thấp. Nhóm thuốc ức chế hệ RAAS được sử dụng nhiều nhất ở các phân nhóm suy tim, trong khi tỉ lệ sử dụng SGLT2i còn thấp ở các phân nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Revista espanola de cardiologia (English ed). Jun 2022;75(6):523. doi:10.1016/j.rec.2022.05.005
2. Vaduganathan M, Fonarow GC, Greene SJ, et al. Contemporary Treatment Patterns and Clinical Outcomes of Comorbid Diabetes Mellitus and HFrEF: The CHAMP-HF Registry. JACC Heart failure. Jun 2020;8(6): 469-480. doi:10.1016/ j.jchf.2019.12.015
3. Greene SJ, Butler J, Albert NM, et al. Medical Therapy for Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: The CHAMP-HF Registry. Journal of the American College of Cardiology. Jul 24 2018; 72(4): 351-366. doi:10.1016/ j.jacc.2018. 04.070
4. Brunner-La Rocca HP, Linssen GC, Smeele FJ, et al. Contemporary Drug Treatment of Chronic Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: The CHECK-HF Registry. JACC Heart failure. Jan 2019;7(1):13-21. doi:10.1016/ j.jchf. 2018.10.010
5. Teng TK, Tromp J, Tay WT, et al. Prescribing patterns of evidence-based heart failure pharmacotherapy and outcomes in the ASIAN-HF registry: a cohort study. The Lancet Global health. Sep 2018;6(9):e1008-e1018. doi:10.1016/s2214-109x (18)30306-1
6. Koh AS, Tay WT, Teng THK, et al. A comprehensive population-based characterization of heart failure with mid-range ejection fraction. European journal of heart failure. 2017/12/01 2017;19(12):1624-1634. doi:https://doi.org/10.1002/ejhf.945
7. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Nguyễn Đinh Quốc Anh, Hoàng Văn Sỹ, Châu Ngọc Hoa. Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim châu Âu 2016. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(2):35-41.
8. Thái Trường Nhả, Trần Trọng Quốc Trưởng, Điêu Thanh Hùng. Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị suy tim phân suất tống máu giảm tại bệnh viện tim mạch An Giang. Bệnh viện tim mạch An Giang. http://benhvientimmachangiang. vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/1494_16.-TMLH--Ks-Sd-thuoc-DT-suy-tim-PS-tong-mau-giam.pdf
9. Pierce JB, Vaduganathan M, Fonarow GC, et al. Contemporary Use of Sodium-Glucose Cotransporter-2 Inhibitor Therapy Among Patients Hospitalized for Heart Failure With Reduced Ejection Fraction in the US: The Get With The Guidelines–Heart Failure Registry. JAMA Cardiology. 2023;8(7): 652-661. doi:10.1001/ jamacardio.2023.1266