ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN CÓ ĐỢT CẤP THƯỜNG XUYÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Phạm Đắc Thế1,, Nguyễn Huy Lực 2, Đào Ngọc Bằng 2, Tạ Bá Thắng 2
1 Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân hen phế quản có đợt cấp thường xuyên điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc trên 60 bệnh nhân hen phế quản ngoài đợt cấp được xác định có đợt cấp thường xuyên theo tiêu chuẩn GINA (2019) và 60 bệnh nhân hen ít đợt cấp, điều trị ngoại trú tại Phòng quản lý bệnh hen phế quản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2023. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, Xquang ngực, đo thông khí phổi. Kết quả: Nhóm hen phế quản có đợt cấp thường xuyên gặp ở nữ giới nhiều hơn (71,7% so với 56,7%), có tuổi khởi phát muộn hơn (43,33% so với 33,33%), thời gian mắc bệnh ngắn hơn (26,57 so với 29,55 năm), tiền sử dị ứng bản thân cao hơn (73,3% so với 36,7%) khi so sánh với nhóm hen phế quản ít đợt cấp. Tỷ lệ bệnh đồng mắc như viêm mũi xoang mạn tính, viêm trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) ở nhóm HPQ có đợt cấp thường xuyên cao hơn so với nhóm hen phế quản ít đợt cấp (tỷ lệ lần lượt 70% so với 45%; 38,33% so với 18,33% và 33,33% so với 13,33%). Điểm kiểm soát hen (ACT) trung bình thấp hơn so với nhóm ít đợt cấp (21,02 so với 22,27 điểm). Kết luận: Có sự khác biệt về giới, tiền sử dị ứng, bệnh đồng mắc, tình trạng kiểm soát ở nhóm hen phế quản có đợt cấp thường xuyên so với nhóm hen phế quản ít đợt cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Price D., Wilson A.M., Chisholm A., et al. (2016). Predicting frequent asthma exacerbations using blood eosinophil count and other patient data routinely available in clinical practice. J Asthma Allergy, 9, 1–12.
2. Schatz M., Hsu J.-W.Y., Zeiger R.S., et al. (2014). Phenotypes determined by cluster analysis in severe or difficult-to-treat asthma. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 133(6), 1549–1556.
3. Peters M.C., Mauger D., Ross K.R., et al. (2020). Evidence for Exacerbation-Prone Asthma and Predictive Biomarkers of Exacerbation Frequency. Am J Respir Crit Care Med, 202(7), 973–982.
4. Forno E., Zhang P., Nouraie M., et al. (2019). The impact of bariatric surgery on asthma control differs among obese individuals with reported prior or current asthma, with or without metabolic syndrome. PLoS ONE, 14(4), e0214730.
5. Peters M.C., Mauger D., Ross K.R., et al. (2020). Evidence for Exacerbation-Prone Asthma and Predictive Biomarkers of Exacerbation Frequency. Am J Respir Crit Care Med, 202(7), 973–982.
6. Denlinger L.C., Phillips B.R., Ramratnam S., et al. (2017). Inflammatory and Comorbid Features of Patients with Severe Asthma and Frequent Exacerbations. Am J Respir Crit Care Med, 195(3), 302–313.
7. Alghamdi M., Aljaafri Z.A., Alhadlaq K.H., et al. (2022). Association Between Asthmatic Patients’ Asthma Control Test Score and the Number of Exacerbations per Year in King Abdulaziz Medical City, Riyadh. Cureus, 14(4), e24001.
8. Yan B., Meng S., Ren J., et al. (2016). Asthma control and severe exacerbations in patients with moderate or severe asthma in Jilin Province, China: a multicenter cross-sectional survey. BMC Pulmonary Medicine, 16(1), 130.