ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ Ở NHỮNG PHỤ NỮ CHO CON BÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt 1,2,, Vũ Thị Kim Ngân 1,2, Nguyễn Thị Thu Hà 1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị áp xe vú ở những phụ nữ cho con bú tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 phụ nữ cho con bú được chẩn đoán áp xe vú đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 4 năm 2023 tới tháng 9 năm 2023. Kết quả: Áp xe vú ở phụ nữ cho con bú chiếm 3,84% số sản phụ điều trị tắc tia sữa sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27,8±3,6; nhóm tuổi thường gặp nhất là 18 – 35 chiếm 88,2%. Đa số bệnh nhân sinh con lần 1 chiếm 63,7%, 20,6% bệnh nhân có tiền sử bị áp xe vú sau sinh ở những lần sinh trước. Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng chích rạch dẫn lưu chiếm 87,3%, đường rạch chủ yếu là đường nan hoa chiếm 94,4% với tỷ lệ khỏi bệnh là 94,4%. Đa số bệnh nhân được điều trị 1 loại kháng sinh chiếm 87,3%. Hầu hết bệnh nhân có sẹo liền tốt (93,1%), các biến chứng như rò sữa, tái phát chỉ chiếm 2,9% và 2% và chỉ có 2% bệnh nhân than phiền về thẩm mỹ của vú sau điều trị. Sau điều trị, bệnh nhân vẫn cho con bú cả 2 bên chiếm 87,3%. Kết luận: Điều trị áp xe vú bằng chích rạch dẫn lưu và chọc hút dưới siêu âm đều đạt kết quả cao, hầu hết bệnh nhân vẫn cho con bú cả 2 bên sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. R. Eryilmaz, M. Sahin, M. Hakan Tekelioglu, and E. Daldal, ‘Management of lactational breast abscesses’, The Breast, vol. 14, no. 5, pp. 375–379, Oct. 2005, doi: 10.1016/ j.breast. 2004.12.001.
2. L. H. Amir, D. Forster, H. McLachlan, and J. Lumley, ‘Incidence of breast abscess in lactating women: report from an Australian cohort’, BJOG Int. J. Obstet. Gynaecol., vol. 111, no. 12, pp. 1378–1381, Dec. 2004, doi: 10.1111/j.1471-0528.2004.00272.x.
3. C. Dener and A. İnan, ‘Breast Abscesses in Lactating Women’, World J. Surg., vol. 27, no. 2, pp. 130– 133, Feb. 2003, doi: 10.1007/s00268-002-6563-6.
4. J. D. Berna-Serna, M. Madrigal, and J. D. Berna-Serna, ‘Percutaneous management of breast abscesses. an experience of 39 cases’, Ultrasound Med. Biol., vol. 30, no. 1, pp. 1–6, Jan. 2004, doi: 10.1016/ j.ultrasmedbio. 2003.10.003.
5. WHO 2000. World Health Organization: Mastitis: Causes and Management. Publication Number WHO/FCH/ CAH/00.13, World Health Organization, Geneva, 2000.
6. C. Colin, A. G. Delov, N. Peyron-Faure, M. Rabilloud, and M. Charlot, ‘Breast abscesses in lactating women: evidences for ultrasound-guided percutaneous drainage to avoid surgery’, Emerg. Radiol., vol. 26, no. 5, pp. 507–514, Oct. 2019, doi: 10.1007/s10140-019-01694-z.
7. Đoàn Tú Anh (2021) Nghiên cứu chẩn đoán và áp xe vú tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2021