KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ SAU HÓA XẠ TRỊ TIỀN PHẪU VÀ PHẪU THUẬT UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN CT3, 4N1-2M0 TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Thị Luyến 1, Đỗ Anh Tú 2,, Trần Thắng 2, Nguyễn Thị Thu Hường 3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Bệnh viện K
3 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cT3,4N1-2M0 được hóa trị bổ trợ sau hóa xạ trị tiền phẫu và phẫu thuật ung thư trực tràng tại bệnh viện K và nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 77 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cT3,4N1-2M0 đã được hóa xạ trị đồng thời, sau đó được phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện K từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018. Kết quả: DFS tại thời điểm 3 năm là 82,8% (95%CI 53,2-62,1). Gan và phổi là vị trí tái phát phổ biến chiếm tỷ lệ là 5,2%. OS tại thời điểm 3 năm là 90,8% (95%CI 58,7-64,9). Các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi đến kết quả thời gian sống thêm bệnh không tiến triển 3 năm bao gồm: Bệnh đáp ứng sau hóa xạ trị (93,3% vs 85%, p <0,001), giai đoạn N0 sau hóa xạ trị (87,3% vs 82,4% vs 0%, p < 0,001), điều trị đủ 6 chu kì hóa chất (86,8% vs 45%, p=0,001). Các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi đến kết quả thời gian sống toàn bộ 3 năm bao gồm: tuổi ≤ 65 (91,5% vs 88,5%, p=0,024), số chu kì hóa chất đủ 6 (94,1% vs 62,5%, p=0,01). Tác dụng không mong muốn của phác đồ bổ trợ trên huyết học chủ yếu là độ 1,2 bao gồm thiếu máu (71,4%), hạ bạch cầu (50,6%), hạ bạch cầu hạt (45,5%) hạ tiểu cầu (39%). Tác dụng không mong muốn trên gan, thận ít gặp chủ yếu là độ 1,2. Các tác dụng không mong muốn khác ít gặp. Kết luận: Điều trị hóa chất bổ trợ cho bệnh nhân hóa xạ tiền phẫu và phẫu thuật triệt căn ung thư trực tràng là phương pháp có hiệu quả, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/ caac.21660
2. Gill S, Blackstock AW, Goldberg RM. Colorectal cancer. Mayo Clin Proc. 2007;82(1): 114-129. doi:10.4065/82.1.114
3. Hong YS, Nam BH, Kim K pyo, et al. Oxaliplatin, fluorouracil, and leucovorin versus fluorouracil and leucovorin as adjuvant chemotherapy for locally advanced rectal cancer after preoperative chemoradiotherapy (ADORE): an open-label, multicentre, phase 2, randomised controlled trial. The Lancet Oncology. 2014;15(11): 1245-1253. doi:10.1016/S1470-2045(14)70377-8
4. Glynne-Jones R, Counsell N, Quirke P, et al. Chronicle: results of a randomised phase III trial in locally advanced rectal cancer after neoadjuvant chemoradiation randomising postoperative adjuvant capecitabine plus oxaliplatin (XELOX) versus control. Ann Oncol. 2014;25(7): 1356-1362. doi:10.1093/annonc/mdu147
5. Jin J, Tang Y, Hu C, et al. Multicenter, Randomized, Phase III Trial of Short-Term Radiotherapy Plus Chemotherapy Versus Long-Term Chemoradiotherapy in Locally Advanced Rectal Cancer (STELLAR). JCO. 2022;40(15): 1681-1692. doi: 10.1200/JCO.21. 01667
6. Gérard JP, Azria D, Gourgou-Bourgade S, et al. Clinical outcome of the ACCORD 12/0405 PRODIGE 2 randomized trial in rectal cancer. J Clin Oncol. 2012;30(36):4558-4565. doi:10.1200/ JCO.2012.42.8771
7. Phạm Cẩm Phương. Đánh giá hiệu quả của hóa xạ trị tiền phẫu trong điều trị ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2012;(4):321-326.
8. Corvò R, Pastrone I, Scolaro T, Marcenaro M, Berretta L, Chiara S. Radiotherapy and oral capecitabine in the preoperative treatment of patients with rectal cancer: rationale, preliminary results and perspectives. Tumori. 2003;89(4): 361-367. doi:10.1177/030089160308900403