ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN 19-8

Nguyễn Thành Luân1,, Lê Văn Thực1
1 Bệnh viện 19-8

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc ruột thừa là một biến chứng nặng của viêm ruột thừa cấp. Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa đã được ứng dụng khá phổ biến, tuy vậy vẫn cần tiếp tục đánh giá về tính an toàn và hiệu quả. Đối tượng, phương pháp: 40 bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa, được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ chuyển mở là 2,4%, thời gian mổ trung bình 65,9 ± 20,257 phút, thời gian có trung tiện trung bình 1,72± 0,857 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 6,54 ± 1,745 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa an toàn, hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Krishna M. N. V., Anantha L. M. (2015), Clinical study of appendicular perforation in a tertiary care hospital. J. Evid. Based Med. Healthc. 2016; 3(52), 2694-2698.
2. Trần Hữu Vinh và cs (2014), Nhận xét kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai, Y học thực hành (905) – SỐ 2.
3. Nguyễn Quang Huy (2019), Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc toàn thể do viêm ruột thừa, Học viện quân y, Luận án tiến sỹ y học.
4. Nguyễn Vũ Quang, Bùi Tuấn Anh (2014), Nghiên cứu kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng tại bệnh viên 103, Tạp chí Y - Dược học quân sự 8.
5. Yasuharu O., Junichiro F., Takashi K.(2004), "Treatment strategy when using intraoperative peritoneal lavage for perforated appendicitis in children: a preliminary report", Pediatric surgery international, 20(7), 534-537
6. Lakshman S. K., Ramesh A., Narshimhan M. et al (2011), Laparoscopic appendicectomy for complicated appendicitis: is it safe and justified? A retrospective analysis, Surgical
7. Jakub K., Piotr R. (2013), The need for culture swabs in laparoscopically treated appendicitis, Videosurgery and other miniinvasive techniques, 8(4), 310.
8. Kosmas D., Claes J., Lars P. (2014), The use of pre-or postoperative antibiotics in surgery for appendicitis: a systematic review, Scandinavian Journal of Surgery, 103(1), 14-20.
9. Yasuyuki F., Hiroshi H., Eiji S. et al (2007), Value of laparoscopic appendectomy in perforated appendicitis, World journal of surgery, 31(1), 93-97.
10. TR Sai P., Chan H. C., Anette S. J. (2006), Laparoscopic appendicectomy in children: A trainee's perspective, Annals-academy of medicine Singapore, 35(10), 694.