HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Minh Trạng1,, Nguyễn Văn Yêm1, Lê Kim Tuyến1
1 Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ hạ huyết áp (HHA) tư thế ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại Viện Tim TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 198 bệnh nhân từ 60-95 tuổi có tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Viện Tim TPHCM từ 11/2020 đến 12/2020. Tất cả đều được đo huyết áp tư thế ngồi lúc nghỉ, lúc đứng 1 phút và 3 phút. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. Kết quả: tuổi trung bình: 69,6 ± 7,0, nam 36,4%, nữ 63,6%. Tỷ lệ HHA tư thế đứng sau 1 phút là 22,2%, sau 3 phút là 16,2% và chung là 38,4%. Thuốc hạ huyết áp hay sử dụng theo thứ tự: UCMC/TT – 87,4%, chẹn Beta – 69,7%, Chẹn Canxi – 51,5%, lợi tiểu – 32,8%, chẹn alpha – 1,5%; 83,4% bệnh nhân dùng 2 nhóm thuốc hạ huyết áp trở lên. Không tìm thấy mối liên quan giữa HHA tư thế với tuổi, giới, thuốc hạ huyết áp...; Có mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp không tốt (uncontrolled HTA) với HHA tư thế, với OR= 15,475 (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ HHA tư thế là 38,4%. Nhóm bệnh nhân không kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ HHA tư thế cao hơn nhóm kiểm soát HA tốt (p < 0,001, OR=15,470)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam, (2016). Điều tra Việt Nam 2015-2016 Tăng huyết áp quốc gia.
2. Vũ Mai Hương, (2003). Nhận xét tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở người cao tuổi. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 2. Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Đặng Khiêm, (2018). Mối liên quan giữa hạ huyết áp tư thế với sử dụng thuốc hạ áp và nguy cơ ngã trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 2. Đại học y Hà Nội.
4. Arnold, A.C. and S.R. Raj, (2017). Orthostatic Hypotension: A Practical Approach to Investigation and Management. Canadian Journal of Cardiology. 33(12): p. 1725-1728.
5. Budyono, C., et al., (2016 Apr). The Proportion of Orthostatic Hypotension and Its Relationship with HbA1c Levels in Elderly Patients with Diabetes. Acta Med Indones. . 48(2)(0125-9326 (Print)): p. 122-8.
6. Freeman, R., et al., (2011). Consensus statement on the definition of orthostatic hypotension, neurally mediated syncope and the postural tachycardia syndrome. Clin Auton Res. 21(2): p. 69-72.
7. Gangavati, A., et al., (2011 Mar). Hypertension, orthostatic hypotension, and the risk of falls in a community-dwelling elderly population: the maintenance of balance, independent living, intellect, and zest in the elderly of Boston study. J Am Geriatr Soc. 59(3)(1532-5415 (Electronic)): p. 383-9.
8. Richards, T.R. and S.W. Tobe, (2014 May). Combining other antihypertensive drugs with β-blockers in hypertension: a focus on safety and tolerability. Can J Cardiol. . 30(5 Suppl)(1916-7075 (Electronic)): p. S42-6.
9. Yoon SS B. V. , L.T., Carroll MD, (2012). Hypertension among adults in the United States, 2009-2010. NCHS Data Brief. 107: p. 101-108.