ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN, KHẢ THI, KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN CỦA PHẪU THUẬT TIM ÍT XÂM LẤN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VAN HAI LÁ HẬU THẤP

Nguyễn Hoàng Định1,2, Nguyễn Ngọc Tuấn1, Bùi Đức An Vinh1,3,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
3 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn, khả thi, kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật tim ít xâm lấn trong điều trị bệnh van hai lá hậu thấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca gồm 125 bệnh nhân (BN) mắc bệnh lý van hai lá hậu thấp được phẫu thuật thay van hai lá bằng các kỹ thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi BN trung bình là 52,9 ± 10,4, nữ giới chiếm đa số là 69,6%. 80% BN nhập viện vì khó thở, suy tim NYHA II trước mổ 71,2%. Siêu âm biểu hiện hình thái tổn thương đặc trưng van hai lá hậu thấp là 96,8%; tổn thương chủ yếu là hẹp kèm hở van chiểm 84,8%; phân suất tống máu thất trái trung bình là 56,9 ± 6,0%. Tỉ lệ tử vong theo EuroSCORE II là 2,2 ± 1,4%. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo và cặp động mạch chủ lần lượt là 144,4 phút và 92,2 phút. Tỉ lệ chuyển mở xương ức là 0,8%. 62,4% thay van hai lá cơ học. Trung bình thời gian thở máy và nằm hồi sức lần lượt là 21,2 giờ và 72,3 giờ. 4% chảy máu cần phải mổ lại. 3,2% trường hợp tử vong sớm, trong đó 0.8% nghĩ do bệnh cơ tim Takotsubo. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong trong 30 ngày đầu sau mổ là thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Theo dõi trung hạn 14,4 tháng có 1,7% tử vong, tỉ lệ sống còn tại thời điểm 2 năm là 98,3%. Kết luận: Phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn điều trị bệnh van hậu thấp qua đường mở ngực phải có thể thực hiện an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn đầu triển khai, cần lựa chọn BN cẩn thận, trẻ và ít bệnh đi kèm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liu J, Chen B, Zhang YY, et al. Mitral valve replacement via minimally invasive totally thoracoscopic surgery versus traditional median sternotomy: a propensity score matched comparative study. Ann Transl Med 2019; 7: 341. DOI: 10.21037/atm.2019.07.07.
2. Vo AT, Le KM, Nguyen TT, et al. Minimally Invasive Mitral Valve Surgery for Rheumatic Valve Disease. Heart Surg Forum 2019; 22: E390-E395. 2019/10/10. DOI: 10.1532/hsf.2529.
3. Le HQ. Initial results of video-assisted thoracoscopic minimally invasive mitral valve replacement with fast tract cardiac anesthesia at Viet Duc University Hospital. Journal of Clinical Medicine 2022. DOI: 10.38103/jcmhch.78.4.
4. Modi P, Rodriguez E, Hargrove WC, 3rd, et al. Minimally invasive video-assisted mitral valve surgery: a 12-year, 2-center experience in 1178 patients. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 2009; 137: 1481-1487. 20090329. DOI: 10.1016/j.jtcvs.2008.11.041.
5. Nguyễn Đức Hiền and Bùi Đức Phú. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van 2 lá cơ học ở bệnh nhân hẹp van 2 lá. Tạp chí Y học Việt nam 2010: 267-276.
6. Berretta P, Kempfert J, Van Praet F, et al. Risk-related clinical outcomes after minimally invasive mitral valve surgery: insights from the Mini-Mitral International Registry. European journal of cardio-thoracic surgery: official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery 2023; 63. DOI: 10.1093/ejcts/ezad090.
7. Laghlam D, Touboul O, Herry M, et al. Takotsubo cardiomyopathy after cardiac surgery: A case-series and systematic review of literature. Front Cardiovasc Med 2022; 9: 1067444. 20230110. DOI: 10.3389/fcvm.2022.1067444.
8. Doenst T, Berretta P, Bonaros N, et al. Aortic cross-clamp time correlates with mortality in the mini-mitral international registry. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery 2023; 63. DOI: 10.1093/ejcts/ezad147.