KHẢO SÁT CÁC DẠNG RÃNH LIÊN THÙY PHỔI Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Nghiêm Phương Thảo1,, Tạ Minh Sơn1, Nguyễn Đại Hùng Linh1
1 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các dạng rãnh liên thùy phổi ở người trưởng thành bằng chụp cắt lớp vi tính và khảo sát mối liên hệ giữa các dạng rãnh liên thùy phổi với các yếu tố giới tính và vị trí hai bên phổi. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu. Tất cả các bệnh nhân bệnh nhân là người Việt Nam, ≥ 18 tuổi, được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực không hoặc có tiêm chất tương phản tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Nguyễn Trãi từ 11/2023 đến 07/2023. Kết quả: Nghiên cứu gồm 300 trường hợp được chụp CLVT. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,61±13,51 (tuổi). Tỉ lệ nam và nữ tương đương nhau (50,67% và 49,33%). Có 199 biến thể rãnh liên thùy phổi hiện diện trên CLVT, chiếm khoảng 66,33%, trong đó rãnh liên thùy chính không hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao nhất 44,67%. Trong 300 trường hợp khảo sát đều có rãnh ngang bên phải, trong khi đó rãnh chếch trái và rãnh chếch phải lần lượt là 99% và 98,33%. Theo phân loại của tác giả Craig và Walker [16], dạng I của rãnh liên thùy chính thường gặp nhất và chiếm ưu thế từ 81,67% trở lên, theo sau lần lượt là các dạng II, III và IV. Tỉ lệ các biến thể rãnh liên thùy bên phải cao hơn bên trái trừ rãnh phụ dưới bên trái cao hơn bên phải. Kết quả cho thấy biến thể rãnh liên thuỳ và rãnh liên thuỳ bên phải không có sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ (p>0,05). Trong các biến thể rãnh liên thuỳ bên trái, chỉ có biến thể rãnh chếch trái không hoàn toàn ở nam (35 trường hợp chiếm 11,67%) cao hơn nữ (13 trường hợp chiếm 4,33%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Đặc điểm giải phẫu rãnh liên thùy phổi  trên CLVT giúp bác sĩ lâm sàng hiểu rõ giải phẫu các phân thùy phổi nhằm hạn chế các nguy cơ, biến chứng trong và sau phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ariyürek OM, Gülsün M Fau - Demirkazik FB, Demirkazik FB. Accessory fissures of the lung: evaluation by high-resolution computed tomography. Eur Radiol. 2001;11(12):2449–53.
2. Aziz A, Ashizawa K Fau - Nagaoki K, Nagaoki K Fau - Hayashi K, Hayashi K. High resolution CT anatomy of the pulmonary fissures. Journal of Thoracic Imaging. 2004;19(3):186–91.
3. Bayter PA, Lee GM, Grage RA, Walker CM, Suster DI, Greene RE, et al. Accessory and Incomplete Lung Fissures: Clinical and Histopathologic Implications. J Thorac Imaging. 2021;36(4):197–207.
4. Craig SR, Walker WS. A proposed anatomical classification of the pulmonary fissures. J R Coll Surg Edinb. 1997;42(4):233–4.
5. Cronin P, Gross Bh Fau - Kelly AM, Kelly Am Fau - Patel S, Patel S Fau - Kazerooni EA, Kazerooni Ea Fau - Carlos RC, Carlos RC. Normal and accessory fissures of the lung: evaluation with contiguous volumetric thin-section multidetector CT. Eur J Radiol. 2010;75(2):e1-8.
6. Heřmanová Z, Ctvrtlík F, Heřman M. Incomplete and accessory fissures of the lung evaluated by high-resolution computed tomography. Eur J Radiol. 2012;83(3):595–9.
7. Jeong Ah Hwang YTK, Sung Shick Jou. Inferior Accessory Fissure on Multi-Detector CT Image. J Korean Soc Radiol. 2012;67(1):29-36.
8. Joshi A, Mittal P, Rai AM, Verma R, Bhandari B, Razdan S. Variations in Pulmonary Fissure: A Source of Collateral Ventilation and Its Clinical Significance. Cureus. 2022;14(3):e23121.
9. Manjunath M, Sharma MV, Janso K, John PK, Anupama N, Harsha DS. Study on Anatomical Variations in Fissures of Lung by CT Scan. Indian J Radiol Imaging. 2022;31(4):797-804.
10. Moiz N, Khakwani S, Asad Ullah M, Azmat U, Shahwar DE, Hyder SMS. Anatomical Variations in Pulmonary Fissures on Computed Tomography