MỘT SỐ HỘI CHỨNG LÃO KHOA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI CÓ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá một số hội chứng lão khoa thường gặp và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 người bệnh ³ 60 tuổi được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 06-11/2021. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh có suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng lần lượt là 16,2% và 57,4%. Tỉ lệ người bệnh có sử dụng nhiều thuốc là 57,4%. Tỷ lệ phụ thuộc của các hoạt động chức năng theo IADL là 91,2% và theo chỉ số Barthel là 66,1%. Tỉ lệ người bệnh có trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nguy cơ ngã cao lần lượt là 79,4%; 88,2% và 76,5%. Tiểu không tự chủ chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,7%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy thoái hóa khớp (OR=0,174) và trầm cảm (OR=6,771) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng. Kết luận: tỉ lệ các hội chứng lão khoa rất cao trong đó trầm cảm có mối liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy giảm nhận thức nhẹ, hội chứng lão khoa, người cao tuổi, dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Behrman S, Valkanova V, Allan CL. Diagnosing and managing mild cognitive impairment. The Practitioner. 2017;261(1804):17-20.
3. Le Dinh D, Thuong NH. Cognitive impairment and sleeping disorder among the elderly at communities in Hue City, Vietnam. Published online July 2, 2017.
4. Khater MS, Abouelezz NF. Nutritional status in older adults with mild cognitive impairment living in elderly homes in Cairo, Egypt. J Nutr Health Aging. 2011;15(2):104-108. doi:10.1007/s12603-011-0021-9
5. Heuberger R, Caudell K. Polypharmacy and Nutritional Status in Older Adults. Drugs Aging. 2011;28: 315-323. doi: 10.2165/ 11587670-000000000-00000
6. Ismail Z, Elbayoumi H, Fischer CE, et al. Prevalence of Depression in Patients With Mild Cognitive Impairment: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Psychiatry. 2017;74(1):58-67.
7. Pellicer-García B, Antón-Solanas I, Ramón-Arbués E, García-Moyano L, Gea-Caballero V, Juárez-Vela R. Risk of Falling and Associated Factors in Older Adults with a Previous History of Falls. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(11):4085. doi:10.3390/ijerph17114085
8. Saka B, Kaya O, Ozturk GB, Erten N, Karan MA. Malnutrition in the elderly and its relationship with other geriatric syndromes. Clin Nutr. 2010; 29(6): 745-748. doi: 10.1016/j .clnu. 2010.04.006
9. Sherman FT. Functional assessment. Easy-to-use screening tools speed initial office work-up. Geriatrics. 2001;56(8):36-43.
10. Lee LK, Shahar S, Chin AV. Predicting Comorbidities, Nutritional Status, and Neuropsychological Performance of Depressed and Nondepressed Geriatric Communities: A Comparative Study. Int J Gerontol. 2012;6(4): 278-284. doi:10.1016/j.ijge.2012.01.032