MỨC ĐỘ LO ÂU, STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRỰC TIẾP THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá mức độ lo âu, stress và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các tỉnh thành phố trọng điểm năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 465 sinh viên hệ đại học của Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu: Sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm 62,1% tổng số sinh viên. Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 trên trên 2 lần chiếm 45,1%. Sinh viên tham gia chống dịch chủ yếu ở Hà Nội và Bình Dương (chiếm gần 50%). Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 hệ Bác sĩ Y khoa chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 51%, thấp nhất là sinh viên hệ Bác sĩ Răng hàm chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 1,2%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia giảm từ 41,6% trước chống dịch xuống 29% trong quá trình chống dịch. Tính chung cho tất cả đối tượng lo âu, stress lần lượt là 7,6% và 43,3%. Trong đó mức độ stress rất nặng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 40 sinh viên (8,3%). Số sinh viên lo âu ở mức nhẹ và vừa chỉ có 27 sinh viên, có biểu hiện lo âu nặng đến rất nặng, chiếm hơn 2%. Sinh viên cử nhân điều dưỡng có nguy cơ lo âu cao gấp 2,2 lần so với sinh viên hệ bác sĩ y khoa. Sinh viên tham gia chống dịch trong khoảng 30-40 ngày ít có nguy cơ bị lo âu hơn so với những sinh viên tham gia chống dịch ngắn (dưới 15 ngày) và dài (trên 60 ngày). Công việc hỗ trợ tiêm vaccine làm tăng nguy cơ gấp khoảng 2 lần lo âu so với các nhóm công việc khác (ở cả mô hình đơn biến và đa biến). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên tham gia chồng dịch COVID 19 có vấn đề lo âu, stress tương đối cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lo âu, stress, sinh viên, Trường Đại học Y Hà Nội, COVID 19
Tài liệu tham khảo
2. Organization WH. COVID-19 in Viet Nam Situation Report 106. https://www.who.int/ vietnam/internal-publications-detail/covid-19-in-viet-nam-situation-report-106
3. Yang B, Huang AT, Garcia-Carreras B, et al. Effect of specific non-pharmaceutical intervention policies on SARS-CoV-2 transmission in the counties of the United States. Nat Commun. Jun 11 2021;12(1):3560. doi:10.1038/s41467-021-23865-8
4. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Doãn Phương, Nguyễn Hoàng Yến, Trần, Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Tuấn. Thực trạng căng thẳng và chất lượng giấc ngủ của lực lượng tuyến đầu tham gia chôngs dịch COVID 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 08/07 2023;528(2)doi:10.51298/vmj.v528i2.6147
5. Nguyen DT, Ngo TM, Nguyen HLT, et al. The prevalence of self-reported anxiety, depression, and associated factors among Hanoi Medical University's students during the first wave of COVID-19 pandemic. PLOS ONE. 2022;17(8): e0269740. doi:10.1371/journal.pone.0269740
6. Báo Sức khoẻ đời sống. Sáng 15/10: Nhiều nơi đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19. . Updated 15-10-2022. https://suckhoedoisong.vn/sang-15-10-nhieu-noi-da-ghi-nhan-cac-bien-the-moi-cua-omicron-tiep-tuc-day-nhanh-tiem-vaccine-covid-19-169221015081508254.htm
7. Đặng Thị Hương, Đỗ Nam Khánh, Hoàng Thị Hải Vân, Lê Minh Giang. Tỷ lệ mắc/nghi mắc Covid-19 ở cán bộ y tế tham gia phòng chống dịch tại một số tỉnh/thành và trường đại học của Việt Nam năm 2021 - 2022 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 04/27 2023; 165 (4): 197-207. doi: 10.52852/ tcncyh. v165i4. 1528
8. Quek TT, Tam WW, Tran BX, et al. The Global Prevalence of Anxiety Among Medical Students: A Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health. Jul 31 2019;16(15)doi:10.3390/ijerph16152735