NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT VỀ THỰC VẬT HỌC VÀ DI TRUYỀN HỌC CỦA 3 LOÀI MẮM (AVICENNIA SP.) THU HÁI TẠI TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Thị Ngọc Vân1,, Dương Tuyết Ngân1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1, Nguyễn Văn Cường2, Phạm Bích Kiểu3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
3 Công ty Cổ phần Công nghệ Vietlabs

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân biệt về đặc điểm thực vật học và di truyền học của 3 loài mắm (Avicennia sp.) thu hái tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các mẫu cây mắm thu hái tại tỉnh Cà Mau vào tháng 6 năm 2023. Các mẫu rễ, thân, lá, hoa và quả được nghiên cứu về đặc điểm hình thái. Các mẫu lá tươi được rửa sạch, phân tích vi phẫu và được chiết tách DNA để nghiên cứu đa dạng di truyền và giải trình tự gen. Kết quả: Mức độ tương đồng của các mẫu thu hái ở Cà Mau khi so sánh với dữ liệu NCBI tương đồng với 3 loài Mắm: Mắm đen (Avicennia officinalis) tương đồng 99,3%; Mắm ổi (Avicennia marina) tương đồng 99,5%; Mắm trắng (Avicennia alba) tương đồng 99,5%. Kết quả giải trình tự gen làm căn cứ để phân biệt đặc điểm thực vật học của 3 loài Mắm khác nhau thu hái ở Cà Mau. Từ đặc điểm hình thái nhận thấy lá là bộ phận dùng có nhiều khác biệt về hình dạng nên được lựa chọn để phân tích đặc điểm vi phẫu. Đặc điểm phân biệt 3 loài Mắm nằm ở cách sắp xếp libe và gỗ. Kết luận: Kết quả di truyền học làm căn cứ để phân biệt và so sánh đặc điểm hình thái, vi phẫu của các bộ phận ở 3 loài Mắm, giúp cho người dân thuận tiện trong việc bảo tồn và thu hái cây Mắm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thị Đẹp. Thực vật dược. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội. 2017.
2. Chen, S., et al.. Validation of the ITS2 region as a novel DNA barcode for identifying medicinal plant species. 2010. PLoS One. 5(1): e8613
3. Doyle, J.J., Doyle, J.L. Isolation of plant DNA from fresh tissue”. 1990. Focus, 12: 13-15.
4. Das, S.K.; Samantaray, D.; Sahoo, S.K.; Patra, J.K.; Samanta, L.; Thatoi, H. Bioactivity guided isolation and structural characterization of the antidiabetic and antioxidant compound from bark extract of Avicennia officinalis L. 2019. South African Journal of Botany, 125, 109 – 115
5. Hall, T.A. BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for 95/98/NT”. 1999. Nucl. Acids. Symp. Ser. 41: 95-98.
6. Sanger, S., Nicklen, S., and Coulson, A.R. DNA sequencing with chain-terminating inhibitors”. 1977. Proc Natl Acad Sci U S A, 74 (12): 5463–5467.
7. Saddhe, A., Jamdade, R.A. and Kumar, K. Phylogenetic assessment of mangroves in Goa, west coast India using DNA barcode markers. 2016. SpringerPlus 5, 1554
8. Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan, Nozomi Oshiro, Gordon S. Maxwell, Tomomi Inoue. Botany, uses, chemistry and bioactivities of mangrove plants IV: Avicennia marina. 2016. ISME/GLOMIS Electronic Journal, Volume 14, No. 2, 1880 - 7682.
9. Ravindran, K., Venkatesan, K., Balakrishnan, V. Ethnomedicinal studies of pichavaram mangroves of east coast. 2005. Indian Journal of Traditional Knowledge, 4, pp. 409-411.
10. Wang, Z., Shi, S. & Guo, Z. Complete Chloroplast Genome Sequence of Mangrove Species Avicennia officinalis. 2011. Sci Rep 11, 3586.