TỈ LỆ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VỚI TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH ĐƯỢC TÁI TƯỚI MÁU KHÔNG HOÀN TOÀN: MỘT NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU

Trần Nguyễn Phương Hải1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu thế giới.1 Bệnh nhân có tổn thương nhiều nhánh mạch vành chiếm khoảng 50% những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên và có tỉ lệ tái nhồi máu, tỉ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân chỉ có tổn thương ở nhánh động vành thủ phạm.2 Ngoài ra, tái tưới máu hoàn toàn ở những đối tượng này cũng có tỉ lệ biến cố tim mạch chính thấp hơn so với tái tưới máu không hoàn toàn với tỉ lệ lần lượt là 44% và 65%.3 Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại thông tin về tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có bệnh nhiều nhánh mạch vành được điều trị tái tưới máu không hoàn toàn còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên với tổn thương nhiều nhánh mạch vành được điều trị tái tưới máu không hoàn toàn tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang tiến cứu mô tả có theo dõi dọc. Nghiên cứu được thực hiện trên 105 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên được tái thông mạch vành qua da tiên phát từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022 tại Khoa Tim mạch can thiệp và Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu có 105 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có can thiệp sang thương thủ phạm tiên phát, nam giới chiếm 69,5% với tuổi trung bình là 64,1 ± 11,5 tuổi. LAD là nhánh động mạch vành thủ phạm chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,7%, theo sau là RCA với 41,9%. LCx là nhánh thủ phạm ở 11,3% bệnh nhân và chiếm tỉ lệ thấp nhất là LMCA với 0,9%. Tất cả bệnh nhân đều được can thiệp đặt stent sang thương nhánh thủ phạm và 68,6% trường hợp tái tưới máu không hoàn toàn. 63,8% bệnh nhân còn hẹp 1 nhánh mạch vành ngoài nhánh thủ phạm và 36,2% bệnh nhân còn hẹp ≥ 2 nhánh ngoài nhánh thủ phạm. Trong đó, 61,2% bệnh nhân còn hẹp 1 nhánh mạch vành ngoài sang thương thủ phạm được can thiệp không hoàn toàn. Tỉ lệ này ở nhóm còn hẹp ≥ 2 nhánh ngoài nhánh thủ phạm là 81,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có bệnh mạch vành nhiều nhánh được can thiệp mạch vành qua da tiên phát chưa được tái tưới máu hoàn toàn. Tỉ lệ tái tưới máu không hoàn toàn bệnh nhân chỉ có hẹp 1 nhánh mạch vành ngoài nhánh thủ phạm là 61,2% và ở bệnh nhân còn hẹp ≥ 2 nhánh mạch vành ngoài nhánh thủ phạm là 81,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Roth GA, Mensah GA, Johnson CO, et al. Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk Factors, 1990–2019: Update From the GBD 2019 Study. J Am Coll Cardiol. 2020;76(25):2982-3021. doi:10.1016/j.jacc.2020.11.010
2. Corpus RA, House JA, Marso SP, et al. Multivessel percutaneous coronary intervention in patients with multivessel disease and acute myocardial infarction. Am Heart J. 2004;148(3): 493-500. doi:10.1016/j.ahj.2004.03.051
3. Mehta SR, Wood DA, Storey RF, et al. Complete Revascularization with Multivessel PCI for Myocardial Infarction. N Engl J Med. 2019; 381 (15): 1411-1421. doi:10. 1056/ NEJMoa1907775
4. Widimsky P, Wijns W, Fajadet J, et al. Reperfusion therapy for ST elevation acute myocardial infarction in Europe: description of the current situation in 30 countries. Eur Heart J. 2010; 31(8): 943-957. doi:10.1093/eurheartj/ ehp492
5. Fukutomi M, Toriumi S, Ogoyama Y, et al. Outcome of staged percutaneous coronary intervention within two weeks from admission in patients with ST-segment elevation myocardial infarction with multivessel disease. Catheter Cardiovasc Interv. 2019;93(5):E262-E268. doi:10. 1002/ ccd.27896
6. Halpern DG, Weinberg CR, Pinnelas R, Mehta-Lee S, Economy KE, Valente AM. Use of Medication for Cardiovascular Disease During Pregnancy: JACC State-of-the-Art Review. J Am Coll Cardiol. 2019;73(4): 457-476. doi:10.1016/ j.jacc.2018.10.075
7. Klein AJ, Casserly IP, Messenger JC. Acute left main coronary arterial thrombosis - a case series. J Invasive Cardiol. 2008;20(8):E243-246.
8. Kwon SW, Park SD, Moon J, et al. Complete Versus Culprit-Only Revascularization for ST-Segment Elevation Myocardial Infarction and Multivessel Disease in the 2nd Generation Drug-Eluting Stent Era: Data from the INTERSTELLAR Registry. Korean Circ J. 2018;48(11):989-999. doi:10.4070/kcj.2017.0387