CÁC DẠNG HÌNH THÁI NOÃN BẤT THƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HÌNH THÁI NOÃN TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM

Nguyễn Minh Đức1, Lại Thị Tuấn Việt1, Trịnh Hồng Thái2, Nguyễn Đình Tảo3,
1 Bệnh viện CK Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
2 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến từng hình thái noãn trong chu kỳ sử dụng phác đồ Antagonist. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 812 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) từ 11/2016 đến 12/2019 tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Hình thái noãn trưởng thành được đánh giá bởi hai chuyên viên phôi học tại thời điểm trước khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Tổng 14 các bất thường hình thái noãn, bao gồm cả bất thường nội bào và ngoại bào được đánh giá. Sử dụng phép phân tích hồi quy logistic để đánh giá ảnh hưởng của tuổi mẹ, số lượng noãn, tỉ lệ noãn trưởng thành và tổng liều FSH đến các bất thường hình thái noãn. Kết quả: Hình thái bất thường chiếm tỷ lệ lớn nhất là hạt phân tán trong bào tương (38,6%), khoang quanh noãn (PVS) hạt (30,2%), thể cực (PB) phân mảnh (29%) và PVS rộng (27,5%). Tuổi mẹ có tác động đến đặc điểm về PVS. Tỷ lệ noãn trưởng thành tác động đến noãn có lưới nội chất co cụm (SER) và không bào (VAC). Số lượng noãn chọc hút tăng ảnh hưởng đến hầu hết các hình thái noãn với hệ số hồi quy dương và các giá trị p<0,05, ngoại trừ hình thái PVS hẹp. Tổng liều FSH cũng tác động đến đặc điểm màng trong suốt (ZP) hình dạng bất thường, PVS hạt, PB phân mảnh và bào tương hạt trung tâm (CLCG). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ của một số hình thái có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi mẹ, tỷ lệ noãn trưởng thành, số lượng noãn, và tổng liều FSH

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Balaban, B. and B. Urman, Effect of oocyte morphology on embryo development and implantation. Reproductive BioMedicine Online, 2006. 12(5): p. 608-615.
2. Alpha, S.i.R.M.a.E.S.I.G.o.E. and C.D. Conference, The Istanbul consensus workshop on embryo assessment: proceedings of an expert meeting. Hum Reprod, 2011. 26(6): p. 1270-83.
3. Van Blerkom, J., Occurrence and developmental consequences of aberrant cellular organization in meiotically mature human oocytes after exogenous ovarian hyperstimulation. Journal of Electron Microscopy Technique, 1990. 16(4): p. 324-346.
4. de Cássia, S.F.R., et al., Metaphase II human oocyte morphology: contributing factors and effects on fertilization potential and embryo developmental ability in ICSI cycles. Fertil Steril, 2010. 94(3): p. 1115-7.
5. Nikiforov, D., et al., Human Oocyte Morphology and Outcomes of Infertility Treatment: a Systematic Review. Reprod Sci, 2022. 29(10): p. 2768-2785.
6. Li, M., et al., Pregnancy with oocytes characterized by narrow perivitelline space and heterogeneous zona pellucida: is intracytoplasmic sperm injection necessary? J Assist Reprod Genet, 2014. 31(3): p. 285-94.
7. Shioya, M., et al., P-153 Oocytes with narrow perivitelline space have poor fertilization and developmental potentials after ICSI. Human Reproduction, 2022. 37(Supplement_1).
8. Cota, A.M., et al., GnRH agonist versus GnRH antagonist in assisted reproduction cycles: oocyte morphology. Reprod Biol Endocrinol, 2012. 10: p. 33.