KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

Nguyễn Thị Uyên Duyên1,, Đoàn Lương Hiền1, Nguyễn Lê Thành Đạt2, Võ Thị Hoàng Lan2, Trần Đình Minh Huy2, Đoàn Kim Thành3
1 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nguyên nhân và các đặc điểm lâm sàng của viêm màng bồ đào ở người trưởng thành tại Bệnh Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại khoa Dịch Kính Võng Mạc từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ liên quan. Dữ liệu được thu thập bao gồm: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, đặc điểm lâm sàng, vị trí giải phẫu và nguyên nhân gây bệnh. Kết quả: 96 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 41,64 ± 14,5 tuổi (dao động từ 19 đến 71 tuổi) với 61 nam (63,5%). Gần 2/3 bệnh nhân bị viêm màng bồ đào một bên mắt. viêm màng bồ đào sau thường gặp nhất (43,7%), kế đến là viêm màng bồ đào trước (31,3%), viêm màng bồ đào toàn bộ (20,8%) và viêm màng bồ đào trung gian (4,2%). Tỷ lệ viêm màng bồ đào nhiễm trùng (47,9%) nhiều hơn không nhiễm trùng (33,3%) và vô căn (18,8%). Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV) là nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến nhất (34,8%), kế đến là Herpes Simplex Virus (HSV) (23,9%) và Lao (19,6%), trong khi đó ở nhóm nguyên nhân không nhiễm trùng, Vogt-Koyanagi-Harada (VKH) chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), kế đến là hội chứng Posner-Schlossman (21,9%), và nhãn viêm giao cảm (12,5%). Phù hoàng điểm là biến chứng thường gặp nhất. Kết luận: Nghiên cứu cắt ngang ban đầu cho thấy viêm màng bồ đào sau là vị trí thường gặp nhất trong viêm màng bồ đào ở người trưởng thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Viêm màng bồ đào nhiễm trùng thường gặp hơn không nhiễm trùng với ba tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là CMV, HSV, Lao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Rao NA. Uveitis in developing countries. Indian journal of ophthalmology. 2013;61(6):253. doi:10.4103/0301-4738.114090
2. Solomon L, Tsegaw A. Pattern of Uveitis at a Tertiary Eye Care and Training Center, North-West Ethiopia. Ocular immunology and inflammation. Oct-Nov 2022;30(7-8):1848-1852. doi:10.1080/09273948.2021.1964030
3. Zagora SL, Symes R, Yeung A, Yates W, Wakefield D, McCluskey P. Etiology and clinical features of ocular inflammatory diseases in a tertiary referral centre in Sydney, Australia. Ocular immunology and inflammation. 2017;25(sup1): S107-S114. doi:10.1080/09273948.2016.1247871
4. Tsirouki T, Dastiridou A, Symeonidis C, et al. A focus on the epidemiology of uveitis. Ocular immunology inflammation 2018;26(1):2-16. doi: 10.1080/09273948.2016.1196713
5. Organization WH. Consultation on development of standards for characterization of vision loss and visual functioning. WHO Prevention of Blindness Deafness Consultado en. 2003 2003;27 (WHO/PBL/03.91)Accessed May 9, 2023. http://www.who.int/pbd/blindness/operational_research/en/
6. Jabs DA, McCluskey P, Oden N, et al. Development of Classification Criteria for the Uveitides. American journal of ophthalmology. 2021;228:96-105. doi:10.1016/j.ajo.2021.03.061
7. Chen S-C, Chuang C-T, Chu M-Y, Sheu S-J. Patterns and Etiologies of Uveitis at a Tertiary Referral Center in Taiwan. Ocular immunology and inflammation. 2017;25(sup1):S31-S38. doi: 10.1080/09273948.2016.1189577
8. Silpa-Archa S, Noonpradej S, Amphornphruet A. Pattern of uveitis in a referral ophthalmology center in the central district of Thailand. Ocular immunology and inflammation. 2015;23(4): 320-328. doi:10.3109/ 09273948.2014.943773
9. Nguyen M, Siak J, Chee S-P, Diem VQH. The spectrum of uveitis in Southern Vietnam. Ocular Immunology Inflammation. 2017;25(sup1):S100-S106. doi:10.1080/09273948.2016.1231826
10. Oruc S, Kaplan AD, Galen M, Kaplan HJ. Uveitis referral pattern in a midwest university eye center. Ocular immunology and inflammation. 2003;11(4): 287-298. doi: 10.1076/ ocii.11.4. 287.18270