ĐIỀU TRỊ GÃY KẾT HỢP CẢ HAI CỘT Ổ CỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG SỬ DỤNG ĐƯỜNG MỔ STOPPA CẢI BIÊN

Nguyễn Đình Chương1,
1 Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy kết hợp cả hai cột ổ cối loại B-C theo AO là một chấn thương nặng nhưng hiếm gặp. Những trường hợp gãy gãy di lệch mặt khớp > 2mm hoặc gây mất vững khớp háng cần mổ kết hợp xương, đặc biệt là những trường hợp có tổn thương diện vuông. Có nhiều đường mổ dùng để kết hợp xương cho các trường hợp gãy kết hợp cả 2 cột ổ cối, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đường mổ Stoppa cải biên. Phương pháp nghiên cứu: mổ tả tiến cứu 11 trường hợp gãy cả 2 cột ổ cối loại B-C theo AO được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít sử dụng đường mổ Stoppa cải biên tại Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023; đối với những trường hợp đường gãy lan lên cánh chậu, chúng tôi mở thêm cửa sổ bên cánh chậu để kiểm soát ổ gãy. Đánh giá nắn chỉnh phục hồi ổ gãy sau mổ theo tiêu chuẩn Matta, đánh giá phục hồi chức năng khớp háng dựa vào Bảng chỉ số Merle - d’Aubigne. Kết quả: 11 trường hợp có 6 Nam và 5 Nữ; độ tuổi từ 19 đến 72 tuổi; cơ chế chấn thương thường gặp là té cao (6 trường hợp); 7 trong 11 trường hợp có kèm gãy nhiều mảnh diện vuông làm chỏm xương đùi bị lún vào tiểu khung gây trật khớp háng trung tâm. Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít sử dụng đường mổ Stoppa cải biên, có thể mở thêm cửa sổ cánh chậu nếu cần thiết. 8 bệnh nhân được nắn chỉnh phục hồi ổ gãy tốt theo tiêu chuẩn Matta (di lệch mặt khớp ≤ 3mm), 3 trường hợp còn di lệch mặt khớp > 3mm do gãy nhiều mảnh trật khớp háng trung tâm nên khó nắn chỉnh ổ gãy. Hầu hết bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ, chỉ số Merle d’Aubigne đạt trên 10 điểm sau 6 tháng. Kết luận: Gãy kết hợp cả 2 cột ổ cối loại B-C theo AO gây mất vững khớp háng cần phẫu thuật kết hợp xương bên trong phục hồi giải phẫu. Đường mổ Stoppa cải biên là một trong những lựa chọn để xâm nhập lối trước kết hợp xương các trường hợp gãy kết hợp cả 2 cột ổ cối vì có phẫu trường quan sát rộng, có thể quan sát và nắn chỉnh các đường gãy ở diện vuông dễ dàng hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Axel Gänsslen MM, Michael Nerlich, Jan Lindahl. Acetabular Fractures: Diagnosis, Indications, Treatment Strategies. vol 1. Thieme; 2018.
2. Marvin Tile DLH, James F. Kellam, Mark Vrahas. Fractures of the Pelvis and Acetabulum: Principles and Methods of Management—Fourth Edition. vol 2. 2023.
3. Kim HY, Yang DS, Park CK, Choy WS. Modified Stoppa approach for surgical treatment of acetabular fracture. Clin Orthop Surg. Mar 2015;7(1):29-38. doi:10.4055/cios.2015.7.1.29
4. Chen Z, Yang H, Wu Z, et al. A combination of the modified Stoppa approach and the iliac fossa approach in treating compound acetabular fractures by using an anterior ilioischial plate. Acta Orthop Belg. Jun 2019;85(2):182-191.
5. Yang Y, Zou C, Fang Y. The Stoppa combined with iliac fossa approach for the treatment of both-column acetabular fractures. Journal of Orthopaedic Surgery and Research. 2020/12/07 2020;15(1):588. doi:10.1186/s13018-020-02133-3
6. Pierannunzii L. Acetabular both-column fractures: Essentials of operative management. 2010.
7. Kilinc CY, Acan AE, Gultac E, Kilinc RM, Hapa O, Aydogan NH. Treatment results for acetabulum fractures using the modified Stoppa approach. Acta Orthop Traumatol Turc. Jan 2019;53(1):6-14. doi:10.1016/j.aott.2018.11.003
8. Yao S, Chen K, Ji Y, et al. Supra-ilioinguinal versus modified Stoppa approach in the treatment of acetabular fractures: reduction quality and early clinical results of a retrospective study. J Orthop Surg Res. Nov 14 2019;14(1):364. doi:10.1186/s13018-019-1428-y