ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VẾT THƯƠNG VÙNG CỔ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 01/2021 ĐẾN THÁNG 12/2022

Phạm Kim Long Giang1,, Hồ Thuỳ Như1, Nguyễn Thị Ngọc Thảo1, Nguyễn Thị Hiền1, Hoàng Bá Dũng1, Phùng Mạnh Cường2, Trần Quốc Cường2
1 Bệnh Viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Thẩm Mỹ Gangwhoo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vết thương cổ là một trường hợp phẫu thuật cấp cứu với đặc trưng đường vào rõ ràng, do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như vết thương dao đâm, vật sắc nhọn (kim loại hoặc gỗ), đạn hoặc mảnh đạn. Việc xác định nguyên nhân, cơ chế gây ra chấn thương và các cấu trúc bị tổn thương phải được thực hiện kỹ càng để điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả và giảm thiểu những biến chứng. Trong những năm gần đây, bệnh viện của chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp vết thương cổ phức tạp, ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng sống của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm thiểu di chứng, chúng tôi đánh giá các nguyên nhân thường gặp của vết thương cổ và đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca. Có 40 trường hợp vết thương cổ từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Trong số 40 ca được nghiên cứu vết thương cổ thường xảy ra ở nam giới với tỉ lệ 95%, trong khi đó chỉ có 5% là nữ. Nhóm độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 32,6 ± 1,6. Nguyên nhân thường do các vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 50%. Tổn thương cơ bám da cổ 23 ca (57,5%), Tổn thương khí-thực quản chiếm 10 ca (25%), Tổn thương mạch máu 4 ca (10%), tổn thương tuyến giáp 2 ca (5%), và chỉ có 1 ca (2,5%) bị tổn thương dây thần kinh. Hình ảnh CTScan cho thấy 72,5% số ca có tràn khí dưới da, 25% có tràn khí màng phổi, 7,5% bị tổn thương sụn giáp, và 5% bị tổn thương sụn nhẫn. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của vết thương cổ là tràn khí dưới da (chiếm 60% số ca), tiếp theo là khó thở thanh quản (27%) và chảy máu (12,5%). Thời gian trung bình nằm viện là 7,58 ngày. Có 5 bệnh nhân đeo canuyn khi ra viện và chỉ có 1 bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên. Kết luận: Vùng cổ là vị trí chứa nhiều cơ quan quan trọng, mạch máu lớn, dây thần kinh, nên tất cả các vết thương cổ đều có thể gây nguy hiểm và đòi hỏi xử trí cấp cứu. Để cải thiện chất lượng điều trị và hạn chế biến, cần hiểu rõ về giải phẫu vùng cổ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí là vô cùng cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Đăng Diệu (2008), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh.
2. Lâm Huyền Trân (2010), "Đặc điểm tổn thương và xử trí vết thương cổ", Journal of oral and maxillofacial surgery. 14 (1), tr. 126-130.
3. Võ Hiếu Bình (1994), kích thước thanh khí quản của người Việt Nam ở các lứa tuổi, luận án phó Tiến Sĩ, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
4. James Henry Breasted (1930), the Edwin Smith surgical papyrus, University of Chicago Press, Chicago.
5. Richard T. K. Siau • Andrew Moore •, Timothy Ahmed • Michael S. W. Lee • và Philippa Tostevin (2012), "Management of penetrating neck injuries at a London trauma centre".
6. Daniel Mark Alterman (2018), "Penetrating neck trauma treatment & management ", Annals of emergency medicine.
7. Bryan Carducci, Robert A Lowe và William Dalsey (1986), "Penetrating neck trauma: consensus and controversies", Annals of emergency medicine. 15 (2), tr. 208-215.
8. erwin R. Thal et (1992), Penetrating neck trauma.
9. -AT Schünke (2006), Thieme atlas of anatomy: General anatomy and musculoskeletal system, Vol. 1, Thieme Stuttgart.