ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THANG ĐIỂM ALBUMIN – BILIRUBIN TRONG TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT SỚM SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thang điểm Albumin – Bilirubin (the Albumin-Bilirubin score – ALBI) trong tiên lượng tái phát sớm sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp mổ mở cắt gan kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan từ tháng 01/2016 tới tháng 12/2022 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 231 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan có kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 55,13 tuổi, tỷ lệ nam giới 87,0%. Kích thước trung bình khối u gan là 61,36mm. Điểm ALBI trung bình là 2,66 ± 0,4; ALBI độ 1 chiếm đa số 61,0%. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 18,2%, tỷ lệ tái phát chung sau. Mổ là 43,7%, tỷ lệ tái phát sớm 15,6%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm là 66,8%, thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ ước tính 74,6 ± 2,2 tháng. Qua phân tích hồi quy đơn biến thang điểm ALBI có liên quan tới tỷ lệ tái phát sớm trong nghiên cứu với p<0,05, thang điểm ALBI tăng 1 đơn vị thì nguy cơ tái phát sớm tăng 2,558 lần. Kết luận: Thang điểm ALBI là một yếu tố tiên lượng tốt dùng để đánh giá nguy cơ tái phát sớm trước phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thang điểm Albumin-Bilirubin, ung thư biểu mô tế bào gan, tái phát sớm.
Tài liệu tham khảo
2. Tung-Ping Poon R, Fan ST, Wong J (2000). “Risk factors, prevention, and management of postoperative recurrence after resection of hepatocellular carcinoma”, Ann Surg, 232: 10-24.
3. Harimoto N, Yoshizumi T, Sakata K, et al (2017). “Prognostic significance of combined albumin-bilirubin and tumor-node-metastasis staging system in patients who underwent hepatic resection for hepatocellular carcinoma”, Hepatol Res, 47: 1289-1298.
4. Lee YH, Koh YS, Hur YH, Cho CK, et al (2018). “Effectiveness of the albumin-bilirubin score as a prognostic factor for early recurrence after curative hepatic resection for hepatocellular carcinoma”, Ann Hepatobiliary Pancreat Surg, 22(4): 335–343.
5. Schwartz JM, Carithers RL. Epidemiology and etiologic associations of hepatocellular carcinoma. 2018; Available from: www.uptodate.com.
6. Nguyễn Cường Thịnh (2014), Ung thư biểu mô tế bào gan: kỹ thuật cắt gan kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat Jacob, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7. Chinburen J, Gillet M, Yamamoto M, et al (2015). “Impact of Glissonean Pedicle Approach for Centrally Located Hepatocellular Carcinoma in Mongolia”, Int Surg, 100(2): 268-274.
8. Kanda M, Tanaka C, Kobayashi D, Uda H, et al (2018). “Preoperative albumin-bilirubin grade predicts recurrences after radical gastrectomy in patients with pT2-4 gastric cancer”, World J Surg, 42: 773-781.
9. Lise M, Bacchetti S, Da Pian P, Nitti D, et al (1998). “Prognostic factors affecting long term outcome after liver resection for hepatocellular carcinoma: results in a series of 100 Italian patients”, Cancer, 82: 1028-1036.
10. Hirokawa F, Hayashi M, Asakuma M, Shimizu T, et al (2016). “Risk factors and patterns of early recurrence after curative hepatectomy for hepatocellular carcinoma”, Surg Oncol, 25: 24–29.