MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO SARS-COV-2 ĐỒNG MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lê Hoàn1,2,, Đỗ Thu Thảo2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi do SARS-COV-2 đồng mắc đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu tiến hành trên 242 bệnh nhân viêm phổi do SARS-COV-2 đồng mắc đái tháo đường từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả và kết luận: tuổi trung bình trong nghiên cứu là 72,7. Tỉ lệ tử vong ở nhóm viêm phổi do SARS-COV-2 mắc đái tháo đường trên 10 năm trở lên cao hơn nhóm dưới 5 năm và nhóm từ 5-10 năm. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong ở nhóm có HbA1C>6,5% là 73,7%, cao hơn nhóm HbA1C ≤ 6,5%. Nhóm viêm phổi nặng, nguy kịch có tỉ lệ tử vong là 57,5%. Tuổi, nhịp thở, SPO2, tình trạng không tiêm phòng vaccin, HbA1C, đường máu vào viện, D-dimer, LDH, ferritin là các yếu tố tiên lượng tử vong ở người bệnh viêm phổi COVID-19 đồng mắc đái tháo đường. Trong đó, yếu tố tuổi, đường máu lúc vào viện là yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong ở những bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Zhu N, Zhang D, Wang W, et al. A Novel Coronavirus from Patients with Pneumonia in China, 2019. N Engl J Med. 2020;382(8):727-733. doi:10.1056/NEJMoa2001017
2. Zhou F, Yu T, Du R, et al. Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study. Lancet. 2020;395(10229):1054-1062. doi:10.1016/S0140-6736(20)30566-3
3. Rajpal A, Rahimi L, Ismail-Beigi F. Factors leading to high morbidity and mortality of COVID-19 in patients with type 2 diabetes. J Diabetes. 2020;12(12):895-908. doi: 10.1111/1753-0407.
4. Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn. LuatVietnam. Accessed August 1, 2023.
5. American Diabetes Association; 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2021. Diabetes Care 1 January 2021; 44 (Supplement_1): S15- S33.
6. Guo W, Li M, Dong Y, et al. Diabetes is a risk factor for the progression and prognosis of COVID‐19. Diabetes Metab Res Rev. 2020;36(7): e3319. doi:10.1002/dmrr.3319
7. Abbas AM, Fathy SK, Fawzy AT, et al. The mutual effects of COVID-19 and obesity. Obes Med. 2020;19: 100250. doi: 10.1016/ j.obmed. 2020.100250
8. Reyes LF, Murthy S, Garcia-Gallo E, et al. Clinical characteristics, risk factors and outcomes in patients with severe COVID-19 registered in the International Severe Acute Respiratory and Emerging Infection Consortium WHO clinical characterisation protocol: a prospective, multinational, multicentre, observational study. ERJ Open Res. 2022;8(1): 00552-02021. doi:10.1183/23120541.00552-2021
9. Abbasi E, Mirzaei F, Tavilani H,et al. Diabetes and COVID-19: Mechanism of pneumonia, treatment strategy and vaccine. Metabol Open. 2021;11: 100122. doi: 10.1016/ j.metop. 2021.100122
10. Holman N, Knighton P, Kar P, et al. Risk factors for COVID-19-related mortality in people with type 1 and type 2 diabetes in England: a population-based cohort study. Lancet Diabetes Endocrinol. 2020;8(10): 823-833. doi:10.1016/ S2213-8587(20)30271-0