ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ KẾT QUẢ TẠO HÌNH MỘT MIỆNG NỐI TĨNH MẠCH GAN TRÊN MẢNH GHÉP GAN PHẢI MỞ RỘNG

Vũ Văn Quang1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm biến đổi giải phẫu và kết quả tạo hình một miệng nối chung tĩnh mạch gan trên mảnh ghép gan phải mở rộng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 42 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Có 42 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng gồm cả tĩnh mạch gan giữa. 100% các trường hợp đều được nối tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan phải thành miệng nối chung duy nhất và đều được mở rộng sang bên trái và xuống dưới tại lỗ của tĩnh mạch gan phải người nhận với chiều dài đường rạch trung bình lần lượt là 12 mm và 8,6 mm. Có 1/52 trường hợp biến chứng tĩnh mạch gan giữa (2,3%). Kết luận: Tạo hình một miệng nối chung tĩnh mạch gan trên mảnh ghép gan phải mở rộng là một phương pháp đơn giản và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pamecha V., Pattnaik B.,Sinha P. (2020). “Single orifice outflow reconstruction: Refining the venous outflow in modified right lobe live donor liver transplantation”. Journal of Gastrointestinal Surgery: 1-11.
2. Piardi T., Lhuaire M., Bruno O., et al. (2016). “Vascular complications following liver transplantation: A literature review of advances in 2015”. World J Hepatol, 8 (1): 36–57.
3. Hoàng Đức Nam., Đào Đức Dũng., Chu C.W và cs. (2019). “Kết quả bước đầu ghép gan từ người cho sống dùng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Vinmec”. Tạp chí Gan mật Việt Nam, 39: 30-39.
4. Fan S.T., Wei W.L, et al., Living donor liver transplantation. 2nd ed. 2011, Singapore: World Scientific.
5. Moon D.B., Lee S.G., Chung Y.K., et al. (2019). “Over 500 liver transplants including more than 400 living-donor liver transplants in 2019 at Asan Medical Center”. Transplantation Proceedings, XX: 1-9.
6. Marcos A. (2000). “Right lobe living donor liver transplantation: A review”. Liver Transplantation, 6 (1): 3-20.
7. Ito K., Akamatsu N., Tani K., et al. (2015). “Reconstruction of hepatic venous tributary in right liver living donor liver transplantation: The importance of the inferior right hepatic vein”. Liver Transplantation, 22: 410-419.
8. Chan S.C., Fan S.T. (2008). “Historical perspective of living donor liver transplantation”. World J Gastroenterol 14 (1): 15-21.
9. Soejima Y., Ueda N., Fukuhara T., et al. (2008). “One-step venous reconstruction for a right lobe graft with multiple venous orifices in living donor liver transplantation”. Liver Transpl, 14: 706–8.
10. Dayangac M., Tokat Y. (2016). “The evolution of anterior sector venous drainage in right lobe living donor liver transplantation: does one technique fit all?”. Hepatobiliary Surg Nutr, 5 (2): 151-158.