TỔNG QUAN VỀ VÔ SINH NAM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM

Lê Minh Hoàng1, Phan Anh Tuấn1,2, Đào Trần Nhất Phong1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, tỉ lệ vô sinh đang tăng cao ở mức đáng báo động. Vô sinh không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là vấn đề tình cảm và xã hội, thậm chí có thể dẫn đến ly hôn ở một số nền văn hóa. Vì vậy vô sinh luôn được quan tâm dù ở bất cứ thời đại nào. Ở nam giới, nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới rất khác nhau, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố bẩm sinh, mắc phải hoặc vô căn làm suy giảm quá trình sinh tinh. Theo Y học cổ truyền (YHCT), vô sinh liên quan đến các suy giảm chức năng của các tạng phủ, tinh khí huyết và sinh lý thiên quý của con người, từ đó YHCT đề xuất nhiều phương pháp khác nhau điều trị vô sinh nam thông qua điều lý các tạng phủ. Mặc dù vậy, vô sinh nam vẫn chưa có phương pháp nào được xem đặc trị trong YHCT. Tuy nhiên, xu hướng điều trị kết hợp giữa 2 nền y học được nhiều người bệnh quan tâm. Một số nghiên cứu về điều trị vô sinh nam bằng YHCT ở Việt Nam bước đầu cho thấy hiệu quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến, Lê Văn Vệ (2009), Bệnh học giới tính nam, Vô sinh nam giới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 253-323.
2. Đậu Thùy Dương (2018), Nghiên cứu độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35 trong thực nghiệm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Phan Minh Đức (2019), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang Balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng, Luận văn Tiến sĩ Y học, Chuyên ngành Y học cổ truyền, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Hà Nội.
4. Lê Minh Hoàng, Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Hoàng Ngân, Phạm Xuân Phong, Nguyễn Duy Bắc (2018), “Nghiên cứu tác dụng cải thiện khả năng sinh tinh của viên nang Y10 trên động vật thực nghiệm”, Tạp chí Y dược cổ truyền quân sự, 3(8), tr 6-13.
5. Nguyễn Thanh Hương (2017), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của dịch chiết nước Tỏa dương (Balanophora laxiflora) lên một số chỉ tiêu sinh sản ở chuột đực, Luận văn Tiến sĩ Y học, Chuyên ngành Y học cổ truyền, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Hà Nội.
6. Hải Thượng Lãn Ông (2001), Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh, tái bản nguyên bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 1-2, tr.265-75, 423-24, 432-41, 550-71.
7. Mai Phương Thanh, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Thị Hương Liên (2020). Tác dụng phục hồi của TD0014 trên chuột cống trắng bị gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 126(2), 20-30
8. Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Hoàng Ngân, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thanh Hà Tuấn (2020) Đánh giá tác dụng của viên nang Trường Xuân CB lên đặc điểm tinh dịch động vật thực nghiệm. Tạp chí Y học Việt Nam, 494 (số 1- tháng 9); 213-218.
9. Đoàn Minh Thụy (2010), Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của bài thuốc Hồi xuân hoàn trong điều trị bệnh nhân bị suy giảm tinh trùng. Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội: tr. 136.
10. Phan Anh Tuấn, Trịnh Hoài Nam, Trần Thị Thơm (2013), "Nghiên cứu tác dụng của sâu chít (Brihasp Atrostigmella Moore) lên một số chỉ số chức năng sinh sản ở chuột cống đực", Tạp chí Y học Việt Nam. Số chuyên đề y học giới tính (Sexual medicine), tr. 675-681.
11. Zhou, S. H. and Deng, Y. F. (2019), "Traditional Chinese Medicine as a Remedy for Male Infertility: A Review",World J Mens Health. 37(2), pp. 175-185.
12. 徐福松 (2018), 实用中医男科学, 中国中医出本社, 中国. (Xu Fu Xong (2018), Thực dụng YHCT trong Nam khoa, NXB Trung Y Trung Quốc, Trung Quốc).