ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI HAI BÊN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới hai bên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng, theo dõi dọc. Đối tượng nghiên cứu gồm 51 bệnh nhân được chẩn đoán gãy lồi cầu xương hàm dưới hai bên. Thời gian từ 01/2017 - 01/2023. Kết quả: 51 bệnh nhân có 34 nam, 17 nữ. Tỉ lệ nam: nữ = 2:1. Tuổi trung bình 28,2. Thời gian theo dõi trung bình 22,2 tháng. Sau điều trị: Sai khớp cắn có 4 bệnh nhân (chiếm 7,8%), há miệng tốt chiếm 76,5%, trung bình chiếm 23,5%; biến chứng đau và rối loạn vận động chiếm 15,7 %. Kết quả tốt chiếm 66,7%, trung bình chiếm 25,5%, kém chiếm 7,8%. Kết luận: Gãy lồi cầu xương hàm dưới hai bên cần được chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp để giảm thiểu tối đa các biến chứng sau điều trị cho bệnh nhân
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy lồi cầu xương hàm dưới hai bên.
Tài liệu tham khảo
2. George N, Brandon J, et al (2019). Establishing a Protocol for Closed Treatment of Mandibular Condyle Fractures with Dynamic Elastic Therapy. Plast Reconstr Surg Glob Open. 2019 Dec; 7(12): e2506.
3. Viveka N, Rajan R, Ganti S (2013). Analysis of Patterns and Treatment Strategies for Mandibular Condyle Fractures: Review of 175 Condyle Fractures with Review of Literature. J Maxillofac Oral Surg. 2013 Sep; 12(3): 315–320
4. Choi K.Y, Yang J.D, Chung HY (2012). Current Concepts in the Mandibular Condyle Fracture Management. Arch Plast Surg. 2012 Jul; 39(4): 291–300
5. Ellis E, Simon P, Throckmorton GS (2000). Occlusal results after open or closed treatment of fractures of the mandibular condylar process. J Oral Maxillofac Surg. 2000;58:260–268
6. García-Guerrero I, Ramírez JM, Gómez de Diego R, Martínez-González JM, Poblador MS, Lancho JL, et al (2018). Complications in the treatment of mandibular condylar fractures: Surgical versus conservative treatment. Ann Anat. 2018;216:60–8