KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG KHÔNG BÓNG QUA DA ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da đã và đang được sử dụng rộng rãi để điều trị xẹp đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương. Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học cho các bệnh nhân xẹp đốt sống ngưc, thắt lưng do loãng xương về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả giảm đau của kỹ thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 148 bệnh nhân (229 thân đốt sống) bị lún xẹp do loãng xương được tiến hành bơm xi măng tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 01/2020-03/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 74,86±8,20 (64-93), chủ yếu 70‐79 tuổi (69,12%). Tỷ lệ nữ/ nam: 3,6/1, 100% loãng xương với T score ≤‐2,5. Đau do loãng xương đơn thuần 21,09%, có yếu tố chấn thương chiếm 78,91%. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 8,22±1,17, sau mổ 1 ngày là 2,67±0,57 và sau 3 tháng là 0,86±0,16. Sau 3 tháng, phân loại kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab: 132/148BN (89,19%) đạt kết quả tốt và khá, 16/148BN (10,81%) đạt trung bình, không có BN đạt kết quả kém. Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống là 23/229 (10,04%) và tràn vào đĩa đệm là 13/229 (5,68%). Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bơm xi măng, xẹp đốt sống, loãng xương
Tài liệu tham khảo
2. Cheng J, Muheremu A, Zeng X, Liu L, Liu Y, Chen Y, (2019). Percutaneous vertebroplasty vs balloon kyphoplasty in the treatment of newly onset osteoporotic vertebral compression fractures. Medicine 98(10): e14793.
3. Blasco J., et al., (2013). Effect of vertebroplasty on pain relief, quality of life, and the incidence of new vertebral fractures: a 12-month randomized follow-up, controlled trial. J Bone Miner Res, 27(5): p. 1159-66.
4. Galibert P, Deramond H, Rosat P, et al, (1987). Preliminary note on the treatment of vertebral angioma by percutaneous acrylic vertebroplasty. Neurochirurgie; 33(2): 166-168.
5. Farrar, J.T., et al., (2001). Clinical importance of changes in chronic pain intensity measured on an 11-point numerical pain rating scale. Pain; 94(2): 149-58.
6. Genant Harry K, Chun Y Wu, Cornelis van Kuijk, et al, (1993). Vertebral fracture assessment using a semiquantitative technique. Journal of bone and mineral research, 8(9), pp.1137-1148.
7. Hà Thoại Kỳ, Phạm Văn Năng, Nguyễn Duy Linh và cs, (2022). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lún đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 51: 163-168.
8. Hà Văn Lĩnh, Nguyễn Lê Bảo Tiến, Phan Minh Trung và cs (2021). Kết quả bơm xi măng qua cuống điều trị lún đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học Việt Nam, 499(1&2): 109-112.
9. Hoàng Chí Thành, Đỗ Đình Lộc, (2023). Nhận xét kết quả phẫu thuật tạo hình đốt sống băng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Y học Việt Nam, 522(2): 198-202.
10. Trần Anh Tuấn, Trần Văn Lượng (2021). Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da bằng bơm xi măng sinh học không bóng trong điều trị xẹp cấp nhiều đốt sống do loãng xương. Tạp chí y học lâm sàng, 67:53-59.