PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT TIM MẠCH TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ người bệnh (NB) dùng kháng sinh trước phẫu thuật chiếm 22,9%. Kháng sinh được sử dụng trước phẫu thuật có lượt sử dụng nhiều nhất là Cefoperazon + sulbactam, chiếm 48,6%. Kháng sinh sử dụng nhiều nhất trước rạch da là Cefazolin chiếm tỉ lệ 72,9%. 100% NB trong mẫu nghiên cứu đều sử dụng kháng sinh trước rạch da bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều không tuân theo Hướng dẫn. 100% người bệnh trong mẫu nghiên cứu được tiêm kháng sinh trước rạch da trong khoảng thời gian <120 phút. Các kháng sinh được sử dụng cho NB ngay sau đóng vết mổ và kéo dài >48h phổ biến nhất là Cefazolin, chiếm 36,9% tổng số lượt kê đơn, tiếp theo là Cefoperazon + sulbactam với tỉ lệ 35,9% tổng số lượt kê đơn. Trong 102 NB được sử dụng kháng sinh ngay sau đóng vết mổ và kéo dài >48h, có 61,8% số NB có thay đổi kháng sinh sau phẫu thuật. 57,6% NB trong mẫu nghiên cứu sử dụng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật trong khoảng 7 – 14 ngày. Chỉ có 6 NB trong nhóm nghiên cứu dùng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật nhiều hơn 28 ngày, chiếm 5,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng sinh dự phòng, phẫu thuật, tim mạch, bệnh viện E
Tài liệu tham khảo
2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – Bệnh viện E (2018)
3. Lương Nguyễn Thanh (2019), Triển Khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực BV Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Thu Nguyễn Thị Hoài, Tuyến Bùi Kim và cộng sự. (2016), “Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2015”, Y tế Công cộng, Số 40, tr. 70-77.
5. Thư Lê Thị Anh, Trang Đặng Thị Vân (2011), “Những rào cản trong áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân ngoại khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy.”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Số 15(2), tr. 38 – 43
6. Bratzler D W, Dellinger E P, Olsen K M, Perl T M, et al (2013), "Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery", Am J Health Syst Pharm (AHSP), 70 (3), pp. 195-283
7. Leaper D J, Edmiston C E (2017), "World Health Organization: global guidelines for the prevention of surgical site infection", J Hosp Infect, 95 (2), pp. 135-136.