ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC DO ONG ĐỐT

Nguyễn Thanh Nam1, Biện Thị Cẩm Vân1,, Trần Quang Minh1
1 Bệnh viện Mắt TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm giác mạc do ong đốt và đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca gồm 34 trường hợp ong đốt giác mạc tại khoa Tạo hình Thẩm mỹ - Thần kinh Nhãn khoa Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019. Mô tả các đặc điểm lâm sàng trước và sau điều trị, phương pháp phẫu thuật và biến chứng sau 3 tháng. Tìm mối tương quan giữa thời gian đến viện và độ nặng của viêm giác mạc. Kết quả: 88,2% xảy ra chấn thương khi đang lái xe máy. Thời gian đến viện 1-3 ngày là 47,1%. Thị lực nhập viện trung bình là đếm ngón tay 1m. Nhãn áp nhập viện trung bình 16,3±2,4 mmHg. Vị trí dị vật thường gặp nhất là cạnh trung tâm (26,5%). Độ sâu dị vật ở nhu mô sâu chiếm đa số (64,7%). Viêm giác mạc mức độ nặng chiếm 58,8%. Mức độ viêm giác mạc có liên quan với thời gian đến viện. Phẫu thuật lấy dị vật và rửa tiền phòng một lần thực hiện ở 73,5% trường hợp. Thị lực trung bình tái khám 3 tháng là 3/10. Biến chứng sau 3 tháng: dãn đồng tử 38,2%, bạc mống mắt 35,3%, đục giác mạc 32,4%, đục thủy tinh thể 14,7%, tăng nhãn áp 2,9%, còn dị vật 2,9%. Kết luận: Thời gian đến viện càng muộn thì mức độ viêm giác mạc càng nặng. Phẫu thuật lấy ngòi ong sớm, rửa tiền phòng, kết hợp với liệu pháp steroid liều cao tại chỗ và toàn thân cho thấy hiệu quả giảm phù giác mạc và phản ứng viêm tiền phòng. Thị lực bệnh nhân có cải thiện chậm. Biến chứng đáng lo ngại là đục giác mạc và tăng nhãn áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahmed F. et al. (2015), "Corneal Abrasions and Corneal Foreign Bodies", Prim Care. 42 (3), pp. 363-375.
2. Ang W. J. et al. (2017), "A Case Series of Bee Sting Keratopathy With Different Outcomes in Malaysia", Cureus. 9 (2), pp. e1035.
3. Arcieri E. S. et al. (2002), "Ocular lesions arising after stings by hymenopteran insects", Cornea. 21 (3), pp. 328-330.
4. Brown T. C. (2013), "Reactions to honeybee stings: an allergic prospective", Current opinion in allergy clinical immunology 13 (4), pp. 365-371.
5. Bücherl W. et al. (2013), Venomous Animals and Their Venoms: Venomous Vertebrates, Elsevier.
6. Chuah G. et al. (1996), "Case reports and mini review of bee stings of the cornea", Singapore medical journal. 37, pp. 389-391.
7. Fitzgerald K. T. et al. (2006), "Hymenoptera stings", Clin Tech Small Anim Pract. 21 (4), pp. 194-204.
8. Gürlü V. P. et al. (2006), "Corneal bee sting-induced endothelial changes", Cornea. 25 (8), pp. 981-983.
9. Habermann (1972), "Bee and wasp venoms", Science 177 (4046), pp. 314-322.
10. Kim J. H. et al. (2014), "Corneal bee sting controlled with early surgical intervention and systemic high-dose steroid therapy", Case Rep Ophthalmol Med. 2014, pp. 140626.