ĐẶC ĐIỂM THỞ MÁY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỞ MÁY CHO BỆNH NHÂN NGOÀI LỨA TUỔI SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thở máy và nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy cho bệnh nhân ngoài lứa tuổi sơ sinh tại trung tâm Nhi khoa- Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2018-2022. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 265 trẻ có độ tuổi ngoài sơ sinh được điều trị thở máy tại trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Có 265 trẻ với tuổi trung bình là 8,1 ± 5,2 tuổi. Có 37,4% trẻ có bệnh nền; 31,3% trẻ thở máy không xâm nhập; 17,0% trẻ phải thở máy xâm nhập sau khi thất bại với thở máy không xâm nhập và 51,7% trẻ phải thở máy xâm nhập ngay từ đầu. Nguyên nhân suy hô hấp cần thở máy hay gặp nhất là bệnh lý hô hấp (70,6%). Phương thức thở máy thông dụng nhất là SIMV (82,6%) và A/C (7,6%). Biến chứng liên quan đến thở máy chiếm 15,1%, trong đó tuột nội khí quản chiếm tỷ lệ cao nhất (13,6%). Thời gian thở máy trung bình là 167,5 ± 311,1 giờ. 87,3% cai máy thành công. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng cai máy không thành công bao gồm: có bệnh nền và suy đa tạng. Trẻ có bệnh nền có nguy cơ liên quan đến cai máy không thành công cao gấp 3,41 lần, trẻ có suy đa tạng có nguy cơ liên quan cai máy không thành công cao gấp 4,38 lần so với những trẻ không có suy đa tạng. Kết luận: Bệnh lí hô hấp là nguyên nhân cần thở máy hay gặp nhất, phương thức thở máy được sử dụng nhiều nhất là SIMV. Phần lớn bệnh nhân đều được cai máy thành công. Cần chú ý đến những trẻ có bệnh nền và suy đa tạng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân thở máy.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Thị Thu Nga. Nghiên Cứu Nguyên Nhân Thở Máy ở Trẻ Sơ Sinh và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Kết Quả Thở Máy Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa I. Trường Đại học Y Hà Nội; 2017.
3. Vũ Quốc Bảo, Thạch Lễ Tín, Nguyễn Tất Thành. Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2012; Tập 16(Số 4).
4. Vũ Hải Yến. Nghiên Cứu Nguyên Nhân và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Thở Máy Kéo Dài Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
5. Zhang Z, Tao J, Cai X, et al. Clinical characteristics and outcomes of children with prolonged mechanical ventilation in PICUs in mainland China: A national survey. Pediatr Pulmonol. 2023;58(5):1401-1410.
6. Farias J, Fernández A, Monteverde E, et al. Mechanical ventilation in pediatric intensive care units during the season for acute lower respiratory infection: A multicenter study. Pediatric critical care medicine : a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. 2011;13:158-164.
7. Phan Trọng Hiểu, Lê Hoàng Sơn, Võ Thị Khánh Nguyệt. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thở máy tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
8. Yaman A, Kendirli T, Ödek Ç, et al. Efficacy of noninvasive mechanical ventilation in prevention of intubation and reintubation in the pediatric intensive care unit. J Crit Care. 2016;32:175-181.
9. Mayordomo-Colunga J, Medina A, Rey C, et al. Non invasive ventilation after extubation in paediatric patients: a preliminary study. BMC Pediatr. 2010;10:29.
10. Fernandez-Zamora MD, Gordillo-Brenes A, Banderas-Bravo E, et al. Prolonged Mechanical Ventilation as a Predictor of Mortality After Cardiac Surgery. Respir Care. 2018;63(5):550-557.