ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU SAU PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG-CÙNG BẰNG SÓNG CAO TẦN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Lê Viết Thắng 1,, Nguyễn Thị Ngọc Anh 1, Nguyễn Văn Chung 1, Nguyễn Tấn Hùng 2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau khớp cùng chậu là nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp nhất, đặc biệt ở những bệnh nhân phẫu thuật cố định cột sống L5 và S1. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị đau khớp cùng chậu mạn tính sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng-cùng bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm  tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng, 46 trường hợp bệnh nhân đau khớp cùng chậu mạn tính sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng-cùng được điều trị bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2023. Kết quả nghiên cứu: Có bốn mươi sáu bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng-cùng. Tuổi trung bình là 51,7 ± 15,3 tuổi và đa số là bệnh nhân nam (32 nam, 14 nữ). Trước thủ thuật, đau được đánh giá bằng NRS và ODI (30,4% bệnh nhân mức độ nghiêm trọng). Điểm NRS một tuần sau thủ thuật thấp hơn đáng kể so với trước khi tiêm khi nhập viện. NRS tại các lần kiểm tra lại một tháng, sáu tháng và mười hai tháng cho thấy mức giảm so với NRS trước can thiệp (p<0,001). %). Những bệnh nhân được điều trị bằng sóng cao tần có điểm ODI thấp hơn đáng kể sau 1, 3 và 6 tháng so với trước can thiệp. Sự thay đổi ODI trước và sau can thiệp tại các thời điểm 1, 3 và 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Không ghi nhận trường hợp tai biến nặng, tử vong. Kết luận: Ứng dụng sóng cao tần đốt thần kinh nhánh trong tại lỗ cùng dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị đau khớp cùng chậu mạn tính sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng-cùng là phương pháp bước đầu cho thấy tính hiệu quả và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DePalma M. J., Ketchum J. M., Saullo T. R. (2011), "Etiology of chronic low back pain in patients having undergone lumbar fusion". Pain Med, 12 (5), pp. 732-9.
2. Finlayson R. J., Etheridge J. B., Elgueta M. F., Thonnagith A., De Villiers F., et al. (2017), "A Randomized Comparison Between Ultrasound- and Fluoroscopy-Guided Sacral Lateral Branch Blocks". Reg Anesth Pain Med, 42 (3), pp. 400-406.
3. Geurts J. W., van Wijk R. M., Stolker R. J., Groen G. J. (2001), "Efficacy of radiofrequency procedures for the treatment of spinal pain: a systematic review of randomized clinical trials". Reg Anesth Pain Med, 26 (5), pp. 394-400.
4. Katz V., Schofferman J., Reynolds J. (2003), "The sacroiliac joint: a potential cause of pain after lumbar fusion to the sacrum". J Spinal Disord Tech, 16 (1), pp. 96-9.
5. Lee C. H., Chung C. K., Kim C. H. (2017), "The efficacy of conventional radiofrequency denervation in patients with chronic low back pain originating from the facet joints: a meta-analysis of randomized controlled trials". Spine J, 17 (11), pp. 1770-1780.
6. Leggett L. E., Soril L. J., Lorenzetti D. L., Noseworthy T., Steadman R., et al. (2014), "Radiofrequency ablation for chronic low back pain: a systematic review of randomized controlled trials". Pain Res Manag, 19 (5), pp. e146-53.
7. Maigne J. Y., Planchon C. A. (2005), "Sacroiliac joint pain after lumbar fusion. A study with anesthetic blocks". Eur Spine J, 14 (7), pp. 654-8.
8. Slipman C. W., Jackson H. B., Lipetz J. S., Chan K. T., Lenrow D., et al. (2000), "Sacroiliac joint pain referral zones". Arch Phys Med Rehabil, 81 (3), pp. 334-8.
9. Thomson S. (2013), "Failed back surgery syndrome - definition, epidemiology and demographics". Br J Pain, 7 (1), pp. 56-9.