ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THỦNG DO VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Quách Văn Kiên 1,, Nguyễn Xuân Hùng 1, Đỗ Tới Nghĩa 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có biến chứng thủng do viêm túi thừa đại tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018-2022. Phương pháp ngiên cứu: Mô tả hồi cứu cắt ngang tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là biến chứng thủng do viêm túi thừa đại tràng và được điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2018 – 12/2022. Kết quả nghiên cứu: Gồm 54 bệnh nhân (BN) (15 nữ và 39 nam), tuổi trung bình là 60,14 ± 14,7 tuổi. Triệu chứng bao gồm đau bụng khu trú (92,6%), sốt (44%) và sốc (7,4%). Đa số vị trí thủng túi thừa nằm ở đại tràng trái (64,8%),đại tràng phải chiếm tỷ lệ 35,2% trên cắt lớp vi tính. Phân loại hình ảnh tổn thương theo phân loại Hinchey giai đoạn (GĐ) Ib, II, III, IV lần lượt là 22,2%, 44,4%, 26%, 7,4%. 51,8% BN được điều trị nội khoa, trong đó 17,9% BN phối hợp kháng sinh và dẫn lưu ổ áp xe. 48,2% BN được phẫu thuật trong đó 73,1% có chỉ định mổ cấp cứu theo phân loại Hinchey GĐ II, III, IV lần lượt là 5,3%, 73,7%, 21%; chỉ định phẫu thuật của đại tràng trái chiếm đa số (80,8%) còn 19,2% thuộc về đại tràng phải, 17 BN được thực hiện bằng phẫu thuật Hartmann (65,4%), 7 BN mổ phiên (26,9%) đều thuộc giai đoạn II và được cắt đại tràng nối ngay. Thời gian điều trị theo phân loại Hinchey lần lượt là 10,5 ± 5,6 ngày giai đoạn Ib, 12 ± 6,8 ngày giai đoạn II điều trị nội khoa, 10 ± 3 ngày giai đoạn II điều trị ngoại khoa, 13,9 ± 6,5 ngày giai đoạn III, 20,25 ± 8,8 ngày giai đoạn IV. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ sau mổ chiếm 50%. Kết luận: Viêm túi thừa đại tràng biến chứng thủng hay gặp ở độ tuổi trung niên, nam thường chiếm ưu thế. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, sốt và sốc. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào cắt lớp vi tính và thủng túi thừa bên phải tiên lượng tốt hơn bên trái; tỷ lệ Hinchey giai đoạn III, IV còn cao. Chính vì vậy, chúng ta cần đánh giá tốt giai đoạn thủng túi thừa đại tràng để có chiến lược điều trị kịp thời và phù hợp với từng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sandor Joffe. Colon, Diverticulitis. eMedicine. Eds. John L. Haddad, et al. 14 Aug.Medscape. http;// emedicine.medscape.com/article/367320-overview.
2. Nguyễn Quang Quyền (1990). Bài giảng giải phẫu học tập II, NXB y học, 152-180.
3. Trịnh Văn Minh (2007). Giải phẫu người, NXB y học, Hà Nội. 427-480.
4. Connell AM: Applied physiology of the colon: Factors relevant to diverticular disease. Clingastroenterol 1975;4:23-36.
5. Stollman N, Raskin JB. Diverticular disease of the colon. The Lancet. 2004;363(9409):631-639.
6. Sartelli M, Weber DG, Kluger Y, et al. 2020 update of the WSES guidelines for the management of acute colonic diverticulitis in the emergency setting. World J Emerg Surg. 2020;15(1):1-18.
7. Tursi A, Scarpignato C, Strate LL, et al. Colonic diverticular disease. Nat Rev Dis Primer. 2020;6(1):20.
8. Nguyễn Tuấn Anh. Điều trị viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh. 2022;Số 1(Tập 26):77-83.
9. Paik PS, Yun JA. Clinical features and factors associated with surgical treatment in patients with complicated colonic diverticulitis. Ann Coloproctology. 2017;33(5):178.
10. Yamada E, Kuriyama H, Uchida E, et al. Association between endoscopic findings related to colonic diverticula and bowel habits: A multicenter study in Japan. J Gastroenterol Hepatol. 2017;32(12):1938-1942.