NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN TÍNH CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH MÁU

Nguyễn Thị Huyền Trang 1, Nghiêm Trung Dũng 2,, Nguyễn Quang Bảy 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn tại Trung tâm thận tiết niệu và lọc máu và Khoa nội tiết – đái tháo đường năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 80 bệnh nhân là bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có bệnh thận mạn được khám điều trị tại: Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Thận – Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 80 bệnh nhân có tuổi trung bình là 68,93 ± 10,28; chủ yếu là bệnh nhân nam, thời gian phát hiện đái tháo đường trung bình là 12,67 ± 7,32. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh động mạch chi dưới thuộc giai đoạn 1 là 46,3%; tiếp theo là nhóm tổn thương giai đoạn 2 (có cơn đau cách hồi) chiếm 43,8%. 98,8% bệnh nhân không có tổn thương loét bàn chân. Tỉ lệ có tổn thương động mạch chi phát hiện trên siêu âm ở 80 bệnh nhân nghiên cứu là 52,5%. Chúng tôi không ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, thời gian phát hiện bệnh, BMI, thuốc lá, tăng huyết áp, HbA1c với chỉ số ABI chân trái. Tuy nhiên, yếu tố giới tính có liên quan với ABI (p < 0,05). ABI trung bình ở cả chân phải và chân trái đều cao nhất ở bệnh nhân giai đoạn 1 và thấp nhất ở giai đoạn 3 theo phân độ Fontain (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01).Kết luận: không ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, thời gian phát hiện bệnh, BMI, thuốc lá, tăng huyết áp, HbA1c với chỉ số ABI chân trái. Tuy nhiên, yếu tố giới tính có liên quan với ABI (p < 0,05). ABI trung bình ở cả chân phải và chân trái đều cao nhất ở bệnh nhân giai đoạn 1 và thấp nhất ở giai đoạn 3 theo phân độ Fontain (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngân. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay, siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận văn thạc sĩ Y học. 2017.
2. Nguyễn Hải Thủy. Bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh tim mạch trong đái tháo đường, NXB Đại học Huế. 2015.
3. Selvin E, Erlinger TP. Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the United States: results from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2000. Circulation. 2004;110(6):738-743.
4. Ostchega Y, Paulose-Ram R, Dillon CF, Gu Q, Hughes JP. Prevalence of peripheral arterial disease and risk factors in persons aged 60 and older: data from the National Health and Nutrition Examination Survey 1999-2004. J Am Geriatr Soc. 2007;55(4):583-589.
5. Reeder BA, Liu L, Horlick L. Sociodemographic variation in the prevalence of cardiovascular disease. Can J Cardiol. 1996;12(3):271-277.
6. Criqui MH, Fronek A, Barrett-Connor E, Klauber MR, Gabriel S, Goodman D. The prevalence of peripheral arterial disease in a defined population. Circulation. 1985;71(3):510-515.
7. Murabito JM, Evans JC, Nieto K, Larson MG, Levy D, Wilson PW. Prevalence and clinical correlates of peripheral arterial disease in the Framingham Offspring Study. Am Heart J. 2002;143(6):961-965.
8. Pasternak RC, Criqui MH, Benjamin EJ, et al. Atherosclerotic Vascular Disease Conference: Writing Group I: epidemiology. Circulation. 2004;109(21):2605-2612.
9. Kröger K, Stang A, Kondratieva J, et al. Prevalence of peripheral arterial disease - results of the Heinz Nixdorf recall study. Eur J Epidemiol. 2006;21(4):279-285.
10. Savji N, Rockman CB, Skolnick AH, et al. Association between advanced age and vascular disease in different arterial territories: a population database of over 3.6 million subjects. J Am Coll Cardiol. 2013;61(16):1736-1743.