RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ TIM MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2022 - 2023

Phạm Thanh Mai 1,, Nguyễn Văn Liệu 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch, kết quả Ewing tests và các yếu tố liên quan kết quả Ewing test ở người bệnh đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 75 người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 63,15 ± 10,03, trong đó phần lớn người bệnh ở độ tuổi 60-69 (37,33%). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch giữa giới nam và nữ. Triệu chứng hay gặp ở giai đoạn sớm là nhịp tim nhanh khi nghỉ, rối loạn tiểu tiện. Triệu chứng hay gặp ở giai đoạn muộn là hồi hộp trống ngực, hạ huyết áp tư thế, giảm khả năng dung nạp khi gắng sức, đau ngực, khó thở. Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2 là 41,33%. Đa số người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch cao hơn ở người bệnh đái tháo đường typ 2 mắc bệnh trên 5 năm, có hút thuốc lá, sử dụng rượu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì và có chỉ số HbA1C >7%. Kết luận: Biến chứng rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch gặp tỷ lệ cao ở người bệnh đái tháo đường typ 2, cao hơn trên người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ. Triệu chứng lâm sàng của rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch nghèo nàn và không đặc hiệu. Vì vậy cần thực hiện Ewing test để chẩn đoán xác định biến chứng này, nhất là trong giai đoạn sớm khi lâm sàng chưa biểu hiện rõ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cardiovascular autonomic neuropathies as complications of diabetes mellitus | Nature Reviews Endocrinology. Accessed October 28, 2023. https://www.nature.com/articles/nrendo. 2012.21
2. Home, Resources, diabetes L with, et al. IDF Diabetes Atlas | Tenth Edition. Accessed May 5, 2023. https://diabetesatlas.org/
3. Rolim LC de SP, Sá JR de, Chacra AR, Dib SA. Diabetic cardiovascular autonomic neuropathy: risk factors, clinical impact and early diagnosis. Arq Bras Cardiol. 2008;90:e24-e32. doi:10.1590/S0066-782X2008000400014
4. Agashe S, Petak S. Cardiac Autonomic Neuropathy in Diabetes Mellitus. Methodist DeBakey Cardiovasc J. 2018;14(4): 251-256. doi: 10.14797/mdcj-14-4-251
5. Gæde P, Vedel P, Larsen N, Jensen GVH, Parving HH, Pedersen O. Multifactorial Intervention and Cardiovascular Disease in Patients with Type 2 Diabetes. N Engl J Med. 2003; 348(5): 383-393. doi: 10.1056/ NEJMoa021778
6. Diabetes Control and Complications Trial (DCCT): Results of Feasibility Study. The DCCT Research Group | Diabetes Care | American Diabetes Association. Accessed May 5, 2023. https://diabetesjournals.org/care/article/10/1/1/768/Diabetes-Control-and-Complications-Trial-DCCT
7. Nguyễn Thế Thành. Góp phần nghiên cứu phát hiện biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường trong điều kiện Việt Nam. Published online 1995.
8. Phạm Kiều Anh Thơ. Nghiên cứu bệnh thần kinh tự chủ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2017;8.
9. Trần Thị Kim Thư, Đỗ Trung Quân. Nghiên cứu biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch bằng trắc nghiệm ewing trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tổng hội Y học Việt Nam. Published online 2016:91-94.
10. Hoàng Trung Vinh. Nghiên cứu sự biến thiên nhịp tim và huyết áp liên quan đến thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp chí Y học Việt Nam. Published online 2004:26-32.