KHẢO SÁT CHẤT ƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Thị Thanh Phương Phạm 1,, Thị Nga Nguyễn 1
1 Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích trên 80 người bệnh xơ gan đến khám và điều trị tại phòng khám tiêu hóa và khoa nội 2 bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trong tháng 5 năm 2020. Kết quả: nghiên cứu cho thấy người bệnh trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 46.3%(37/80), nam giới chiếm ưu thế 65%(52/80), người bệnh về hưu và sống ở Hà Nội lần lượt chiếm ưu thế lần lượt là 51,3%(41/80) và 83.8% (67/80). Đa số người bệnh có tiền sử về sử dụng rượu và thuốc lá chiếm tỷ lệ lần lượt 57.5% và 52.5%. Nguyên nhân gây xơ gan cho người bệnh chủ yếu do viêm Gan B 73.8%(59/80). Điểm trung bình CLCS chung của người bệnh xơ gan thấp 4.71(SD = ± 0,69), với min 2,9 và max 6. Trong đó điểm CLCS trung bình của phần triệu chứng ở ổ bụng, đạt 4,29 (SD = ± 1,17), điểm CLCS trung bình của phần mệt mỏi đạt 4,26 (SD = ± 0,94), điểm CLCS trung bình của phần triệu chứng toàn thân đạt 4,51 (SD = ± 0,75), điểm CLCS trung bình của phần hoạt động đạt 4,63 (SD = ± 0,98), điểm CLCS trung bình của phần chức năng cảm xúc đạt 4,81 (SD = ± 0,78), cuối cùng là điểm CLCS trung bình của phần lo lắng cao 5,49 (SD = ±3,31). Kết luận: Bệnh xơ gan ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh đặc biệt tình trạng mệt mỏi của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thế Anh, (2019). “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư thanh quản trước và sau phẫu thuật”, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Parkash, O., Iqbal, R., Jafri, F., Azam, I., & Jafri, W. (2012). Frequency of poor quality of life and predictors of health related quality of life in cirrhosis at a tertiary care hospital Pakistan. BMC research notes, 5, 446. https://doi.org/10.1186/1756-0500-5-446
3. Janani, K., Jain, M., Vargese, J., Srinivasan, V., Harika, K., Michael, T., & Venkataraman, J. (2018). Health-related quality of life in liver cirrhosis patients using SF-36 and CLDQ questionnaires. Clinical and experimental hepatology, 4(4), 232–239. https://doi.org/10.5114/ceh.2018.80124
4. Souza, N. P., Villar, L. M., Garbin, A. J., Rovida, T. A., & Garbin, C. A. (2015). Assessment of health-related quality of life and related factors in patients with chronic liver disease. The Brazilian journal of infectious disease: an official publication of the Brazilian Society of Infectious Diseases, 19(6), 590–595. https://doi.org/10.1016/j.bjid.2015.08.003
5. GBD 2017 Cirrhosis Collaborators (2020). The global, regional, and national burden of cirrhosis by cause in 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The lancet. Gastroenterology & hepatology, 5(3), 245–266. https://doi.org/10.1016/S2468-1253(19)30349-8
6. WHO (2018). Liver cirrhosis (15+), age-standardized death rates by country. Nguồn tài liệu https://apps.who.int/gho/data/view.main.53420