SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TRỞ KHÁNG LỒNG NGỰC (ICG) VÀ PHƯƠNG PHÁP HÒA LOÃNG NHIỆT (PICCO) Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Thị Ngọc Ninh 1,2,, Bùi Văn Cường 1,2, Đặng Quốc Tuấn 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh một số chỉ số huyết động đo bằng phương pháp điện trở kháng lồng ngực (ICG) và phương pháp hòa loãng nhiệt (PICCO) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được đặt PICCO để thăm dò huyết động. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát mô tả, thu thập số liệu là bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi liên tục các chỉ số về huyết động bằng 2 phương pháp (phương pháp hòa loãng nhiệt và điện trở kháng lồng ngực), lấy các chỉ số theo dõi tại các mốc thời gian: sau lắp xong cả 2 thiết bị (T0) và sau đó 3giờ (T3), 6 giờ (T6); 12 giờ (T12), 24 giờ (T24), 36 giờ (T36), 48 giờ (T48). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023 tại Trung tâm Hồi sức tích cực và trung tâm Cấp cứu A9 - bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Có 32 bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ 2:1, tuổi trung bình: 59,6 ± 19,76. Đường vào sốc nhiễm khuẩn gặp nhiều nhất là hô hấp (50%), tiếp đến nhiễm khuẩn tiêu hóa (25%) và nhiễm khuẩn đường vào da mô mềm (9,4%), 56,7% bệnh nhân có bệnh nền (suy thận, suy tim, đái tháo đường, suy thượng thận, tăng huyết áp) và 66,7% bệnh nhân kèm theo tình trạng giảm sức co bóp cơ tim. Các chỉ số CI và SVRI thu được ở cả hai phương pháp là tương đồng với phần trăm sai số (PE) lần lượt là 27,9%, 30% và tương quan mạnh có ý nghĩa thống kê xuyên suốt nghiên cứu với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,78 và r = 0,81 với p < 0,01. SVV đo được từ hai phương pháp có phần trăm sai số (PE) là 36,8% và hệ số tương quan r = 0,8. Kết luận: Sự tương đồng và tương quan CI và SVRI được đo giữa hai phương pháp ICG và PICCO bước đầu có thể chấp thuận được trên lâm sàng, chúng có thể sử dụng thay thế nhau để đo CI và SVRI. SVV đo được từ hai phương pháp dường như kém tương đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Đính (2003), “Sốc nhiễm khuẩn”, trong: Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2. Surviving Sepsis Campaign Guidelines 2021
3. Continuous cardiac output by femoral arterial thermodilution calibrated pulse contour analysis: comparison with pulmonary arterial thermodilution Goedje, K Hoeke M Lichtwarck-Aschoff. A Faltchauser P Lamm, B Reichart 1999
4. Bernstein DP, Lemmens H. Stroke volume equation for impedance cardiography. Med Bio Eng Comput. 2005;43(4):443–450
5. Nguyễn Hữu Quân. Nghiên cứu hiệu quả huyết động với sự hỗ trợ của phương pháp PiCCO trong xử trí sốc nhiễm khuẩn. Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, 2016
6. Rajput, R., Das, S., Chauhan, S., Bisoi, A. and Vasdev, S. (2014). Comparison of Cardiac Output Measurement by Noninvasive Method with Electrical Cardiometry and Invasive Method with Thermodilution Technique in Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Grafting. World Journal of Cardiovascular Surgery, 4, 123-130.
7. Malik, V., Subramanian, A., Chauhan, S. and Hote, M. (2014). Correlation of Electric Cardiometry and Continuous Thermodilution Cardiac Output Monitoring Systems. World Journal of Cardiovascular Surgery, 4, 101-108.
8. Heringlake, M., Handke, U., Hanke, T., Eberhardt, F., Schumacher, J., Gehring, H. and Heinze, H. (2007) Lack of Agreement between Thermodilution and Electrical Velocimetry Cardiac Output Measurements. Intensive Care Medicine, 33, 2168-2172
9. Ovsyshcher I, Zimlichman R, Katz A, Bondy MC, Furman S. Measurements of cardiac output by impedance cardiography in pacemaker patients at rest: effects of various atrioventricular delays. J Am Coll Cardiol 1993;21(3):761-767