ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DERMATOPHYTES GÂY BỆNH NẤM DA ĐẦU

Trần Cẩm Vân 1,, Trần Kim Chi 1
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sinh học của Dermatophytes gây bệnh nấm da đầu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân được chẩn đoán nấm da đầu đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Định danh xác định được 5 loài, trong đó T. tonsurans thường gặp nhất (51,1%), tiếp theo là M. canis (26,7%). Thời gian mọc trung bình của Microsporum ngắn hơn Trichophyton, thường dưới 6 ngày. Chủng T. schoenleinii có thời gian mọc lâu nhất với 15 ngày. Hình thái thường gặp của các chủng T. tonsurans: khuẩn lạc dạng bột, màu trắng, mặt sau màu nâu đỏ, bào tử lớn hình chùy và điếu xì gà, thành tế bào mỏng, có từ 0-4 vách ngăn, bào tử nhỏ hình cầu. Loài M. canis thường gặp: khuẩn lạc dạng nhăn nheo, bề mặt có lông tơ, màu trắng, mặt đảo ngược màu vàng đậm, bào tử lớn hình thoi, thành tế bào dày, có từ 5-15 vách ngăn, bào tử nhỏ hình chùy. Kết luận: T. tonsurans và M. canis là hai chủng thường gặp nhất gây nấm da đầu. Đặc điểm khuẩn lạc rất đa dạng, cần chú ý chẩn đoán sớm để điều trị sớm cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elewski, B.E., Tinea capitis: a current perspective. Journal of the American Academy of Dermatology, 2000. 42(1): p. 1-20.
2. Bhat, Y.J., et al., Clinicoepidemiological and Mycological Study of Tinea Capitis in the Pediatric Population of Kashmir Valley: A Study from a Tertiary Care Centre. Indian Dermatol Online J, 2017. 8(2): p. 100-103.
3. Triviño-Duran, L., et al., Prevalence of tinea capitis and tinea pedis in Barcelona schoolchildren. The Pediatric infectious disease journal, 2005. 24(2): p. 137-141.
4. Pomeranz, A.J. and S.S. Sabnis, Tinea capitis: epidemiology, diagnosis and management strategies. Paediatr Drugs, 2002. 4(12): p. 779-83.